- Tổn thất riêng
3.1.2. Một số các văn bản Luật liên quan đến quá trình áp dụng Luật bảo hiểm hàng hải của Anh:
hiểm hàng hải của Anh:
Các văn bản được nêu dưới đây được coi như hướng dẫn cụ thể về một số điều luật trong chưa quy định rõ và được các Toà án giải quyết tranh chấp bảo hiểm hàng hải sử dụng dẫn chiếu để làm rõ hơn các quy định trong MIA năm 1906. Luật bảo hiểm Hàng hải Anh năm 1906 bao gồm 93 điều, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 1907. (93. Commencements - This act shall come into operation on the first day of January one thousand nine hundred and seven) và kèm theo là phụ lục về:
- Mẫu hợp đồng (Lloyd’s S.G. policy) . Điều 30 MIA cũng quy định hợp đồng bảo hiểm có thể theo mẫu trong phụ lục 1 của MIA. Song trên thực tế các bên trong hợp đồng bảo hiểm có thể áp dụng bất kỳ mẫu nào. Tuy nhiên đây là mẫu hợp đồng chuẩn mà các quy định trong hợp đồng đều tương thích với các điều khoản trong MIA.
- Các quy tắc xây dựng hợp đồng (Rules for Construction of Policy) bao gồm 17 quy tắc giải thích về các từ ngữ thường dùng trong hợp đồng theo một nghĩa thống nhất. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải Anh có thể tự xây dựng các điều khoản trong hợp đồng tuy nhiên các Quy tắc trên mang tính chất bắt buộc nếu hợp đồng đó không muốn mâu thuẫn với các quy định trong MIA.
Luật về bảo hiểm hàng hải (các hợp đồng mang tính cá cƣợc) năm 1909 giải thích cụ thể Điều 4 MIA 1906. Quy định rõ hơn về quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm, tránh việc bên không có lợi ích bảo hiểm cũng tham gia hợp đồng để vụ lợi.
Luật về quyền của bên thứ ba năm 1930
hành từ năm 1979 gồm các điều khoản FPA, WA hay AR. Cho đến ngày 01 tháng 01 năm 1982, Hiệp hội bảo hiểm London ban hành mẫu hợp đồng mới, kèm theo các điều khoản bảo hiểm hàng hóa (A) (B) (C) thay mẫu hợp đồng cũ và các điều kiện cũ.
- Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa (Điều khoản bảo hiểm hàng hóa (A), Điều khoản bảo hiểm hàng hóa (B), Điều khoản bảo hiểm hàng hóa (C))
- Điều khoản bảo hiểm thân tàu, Điều khoản bảo hiểm về cước, Điều khoản bảo hiểm chiến tranh (hàng hóa), Điều khoản bảo hiểm đình công ( hàng hóa ), Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình công (thân tàu- định hạn), Điều khoản bảo hiểm chiến tranh và đình công (cước phí- định hạn). Các điều khoản trên là các điều khoản chuẩn quy định quyền lợi và phạm vi bảo hiểm hàng hải. Các bên trong hợp đồng thường lựa chọn các điều khoản mẫu để quy định luôn trong đơn bảo hiểm.
Các nguyên tắc của Hiệp hội bảo hiểm tương hỗ về đội tàu của Anh. Các nguyên tắc này cụ thể hơn các quy định trong MIA về sự tham gia bảo hiểm của các chủ tàu nhằm chia sẻ rủi ro, hiệp hội sẽ quản lý đánh giá rủi ro của từng con tàu để từ đó đưa ra được mức phí hợp lý. Các nguyên tắc này hiện nay vẫn được áp dụng để giúp chủ tàu tham gia các đơn bảo hiểm P&I – trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
Điều 91-MIA còn quy định vị trí của các đạo luật khác và tập quán đối với hiệu lực của MIA (Savings):
(1) Không có bất cứ quy định nào trong Luật này, hoặc bất cứ sự hủy bỏ nào ảnh hưởng đến hiệu lực của:
(a) Luật về con dấu năm 1891, hoặc các quy định ban hành vào thời điểm này liên quan đến thu nhập (The provisions of the Stamp Act 1891, or any enactment for the time being in force relating to the revenue)
(b) Luật Công ty năm 1862, hoặc bất kỳ quy định tương tự nào được ban hành hoặc thay thế.(The provisions of the Companies Act, 1862, or any enactments amending or substituted for the same.)
provisions of any statute not expressly repealed by this Act)
(2) Các nguyên tắc của Luật tục và án lệ (the common law) bao gồm cả Luật thương nhân (the law merchant) được áp dụng nếu như có những quy định trái (inconsistent) với nhưng quy định trong Luật này, và sẽ được tiếp tục áp dụng cả trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải.[24]
Các điều khoản của MIA thể hiện sự tôn trọng thoả thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm hàng hải:
- Ngoài ra MIA 1906 cũng tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, thể hiện sự thoả thuận của cá bên trong một số trường hợp còn có hiệu lực pháp lý cao hơn Luật. Điều này thể hiện ở các điều khoản quy định “trừ khi hợp đồng không quy định khác” (Unless the policy otherwise provides) hay (unless the contrary be expressed) như:
- Điều 9 Tái bảo hiểm (Re-insurance) Luật quy định người được bảo hiểm gốc không có quyền hạn và quyền lợi gì trên khoản tái bảo hiểm này. Tuy nhiên trên thực tế điều này còn phụ thuộc vào đơn bảo hiểm gốc.
- Điều 24 Chữ ký của người bảo hiểm (Signature of insurer) Khi một hợp đồng bảo hiểm do nhiều người bảo hiểm nhận bảo hiểm (is subscribed), được coi là từng hợp đồng riêng rẽ với những người được bảo hiểm, trừ khi hợp đồng có quy định khác.
- Điều 29 Hợp đồng bảo hiểm bao cho một tàu hoặc nhiều tàu (Floating policy by ship or ships), Điều 45 Thay đổi hành trình (change of voyage), Điều 55 Những tổn thất không được loại trừ và những tổn thất được loại trừ (Includes and excluded losses), Điều 76 Những cam kết về tổn thất riêng (Particular average warranties), Điều 77 Tổn thất liên tiếp (Successive losses)
- Hoặc các điều khoản có quy định “Chi phối bởi mọi quy định minh thị trong hợp đồng bảo hiểm” (Subject to any express provision in the policy) thể hiện sự ưu tiên áp dụng các thỏa thuận các bên trong hợp đồng về cam kết minh thị trong hợp đồng bảo hiểm, trong quy định ở các điều Điều 33 Nguồn gốc của cam kết (Nature of
warranty), Điều 60 Định nghĩa về tổn thất toàn bộ ước tính (Contructive total loss defined), Điều, Điều 65 Chi phí cứu hộ (Salvage charges), Điều 66 Tổn thất chung (General average loss), 69 Tổn thất bộ phận của tàu (Partial loss of ship), Điều 70 Tổn thất bộ phận của cước phí (Partial loss of freight), Điều 71 Tổn thất bộ phận của hàng hóa, máy móc và chi phí (Partial loss of goods, merchandise, & c), Điều 73 Sự phân bổ tổn thất chung và chi phí cứu hộ (General average contributions and salvage charges), Điều 74 Trách nhiệm của bên thứ ba (Liabilities to third parties)