Cam kết mặc nhiên (Implied warranty)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 39 - 41)

- Cam kết minh thị (Express Warranties)

Một cam kết minh thị phải đưa vào đơn bảo hiểm hay phải có trong văn bản đính kèm đơn bảo hiểm mà đơn bảo hiểm có nêu lên. Còn cam kết mặc nhiên là những cam kết được quy định trong các văn bản pháp luật mà đương nhiên người được bảo hiểm phải tuân thủ, trừ khi hai bên có thoả thuận khác, nếu không người bảo hiểm được miễn trách nhiệm.

Điều 35 MIA quy định: Một cam kết minh thị có thể bằng bất kỳ hình thức từ ngữ nào (any form of words) mà có thể xuất phát mục đích của cam kết (the intention to warranty) được suy luận ra (to be inferred). Một cam kết minh thị là một cam kết được để trong hợp đồng bảo hiểm hay sát nhập vào hợp đồng bảo hiểm (contained in some document incorporated by reference into the policy). Một cam kết minh thị không bao gồm một cam kết mặc nhiên, trừ khi nó mâu thuẫn (inconsistent) với cam kết mặc nhiên đó (therewith).

- Cam kết mặc nhiên (Implied warranty)

Các cam kết mặc nhiên không được nêu trong hợp đồng bảo hiểm, song theo phát luật thì được hiểu là mặc nhiên ràng buộc. Có hai cam kết mặc nhiên: tàu có đủ khả năng đi biển và hành trình hợp pháp.

Cam kết khả năng đi biển:

seaworthiness of ship) là khi tàu thích nghi hợp lý về mọi mặt (reasonably fit) để có thể chịu đựng những hiểm họa thông thường (encounter the ordinary perils of the seas) của hành trình được bảo hiểm”.

Trong hợp đồng bảo hiểm chuyến: tàu phải có khả năng đi biển vào lúc bắt đầu hành trình, và trong mỗi đoạn hành trình, tùy trường hợp. Nếu là ở trong cảng thì tàu phải thích nghi hợp lý đối với các hiểm họa trong cảng. Khoản 1 Điều 39 MIA quy định“ Trong hợp đồng bảo hiểm chuyến luôn có một cam kết mặc nhiên là khi bắt đầu hành trình (at the commencement of the voyage) tàu phải có khả năng đi biển theo đúng yêu cầu của hành trình đã được bảo hiểm” (be seaworhty for the purpose of the particular adventure insured).

Đối với hợp đồng bảo hiểm thời gian: không mặc nhiên phải có khả năng đi biển trong bất cứ giai đoạn nào của hành trình , song nếu người được bảo hiểm cố ý hoặc đồng lõa (with the privity of the assured) đưa tàu ra biển trong tình trạng không có khả năng đi biển thì mọi tổn thất vì không có khả năng đi biển đều bị loại trừ, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất. khoản 5 Điều 39 MIA

Đối với hợp đồng bảo hiểm bao (the policy relates to a voyage) theo quy định tại Khoản 3 – Điều 39 – MIA: hành trình được thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau (different stages), trong từng khoảng thời gian tàu “được yêu cầu phải có sự chuẩn bị và trang bị thêm để đáp ứng, sẽ có một cam kết mặc nhiên là khi bắt đầu mỗi hành trình tàu phải có khả năng đi biển (at the commencement of each stage the ship is seaworthy) về sự chuẩn bị và trang thiết bị đáp ứng hành trình đó (preparation or equipment for the purposes of that stage)”

Vụ Thamas chống Tyne and Near Steamship Fright Insurance Association năm 1917 xem Chương 3 mục 3.2.5.1 Các cam kết.

Cam kết về sự hợp pháp (warranty of legality)

Cam kết mặc nhiên về sự hợp pháp là hành trình không được vi phạm pháp luật của nước ấy. Ngoài ra hành trình phải được diễn ra hợp pháp trong phạm vi kiểm soát

được của người được bảo hiểm. Ví dụ khi hành trình hợp pháp thì một hành vi bất hợp pháp của thuyền trưởng không làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm, trừ khi người được bảo hiểm đồng lõa. Hoặc ví dụ khác một hành trình vi phạm luật hải quan của nước này là phi pháp, song một hành trình kinh doanh vi phạm luật hải quan nước khác vẫn có thể bảo hiểm hợp pháp tại đây.

Điều 41 – MIA quy định cam kết về sự hợp pháp (warranty of legality): Khi có cam kết mặc nhiên rằng hành trình được bảo hiểm là hợp pháp (the adventure insured is a lawful), cho đến khi người được bảo hiểm có thể kiểm soát được vấn đề (the assured can control the matter), thì hành trình đó sẽ được tiến hành theo cách thức hợp pháp (be carried out in a lawful manner).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 39 - 41)