Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải:

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 86 - 91)

- Khai báo bởi ngƣời đƣợc bảo hiểm về sự kiện cần thiết

3.2.5.Tổn thất trong bảo hiểm hàng hải:

Tổn thất được bảo hiểm được quy định trong MIA chỉ thuộc phạm vi bảo hiểm nếu nó là nguyên nhân trực tiếơ gây nên tổn thất đó được qua định trong MIA. Vì vậy việc xác định nguyên nhân tổn thất rất quan trọng.

Trong vài án lệ ban đầu về nguyên nhân trực tiếp đã giải thích nguyên tắc này một cách văn tự (literality), tuy nhiên càng về sau học thuyết về nguyên nhân trực tiếp qua quá trình thực tiễn các án lệ đã được đưa lên một mức cao hơn và chính xác hơn. Nghĩa là không phải chỉ chú ý đên nguyên nhân gần nhất trong những sự kiện hay nguyên nhân mà ngày này đặt nặng vấn đề nổi bật và hữu hiệu (predominance and efficiency) trong việc xác định nguyên nhân trực tiếp của tổn thất. Luật sư Lord Shaw nói: “coi nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân gần nhất trong thời gian là không được. Nguyên nhân thực sự là trực tiếp là nguyên nhân trực tiếp trong hiệu quả”.

Nguyên nhân trực tiếp nghĩa là nguyên nhân hữu hiệu thực sự dẫy động một chuỗi sự cố đưa tới một hậu quả mà không có sự tham gia của bất cứ lực nào khởi động và tác động tích cực từ một nguồn mới và riêng biệt (Proximate cause means the active efficient cause that sets in motion a train of events which brings sbout a result, without the intervention or any force starting and working actively from a new and independent source)

- Tàu bị mắc cạn do đèn hiệu bị tắt

Vụ Ionides chống The Universal marine Ins Assn năm 1863

Trong nội chiến Mỹ đèn hiệu trên mũi Flenoras bị lực lượng quân sự tắt đi và một tàu bị mắc phải đá ngầm.

Tòa xử: nguyên nhân trực tiếp là việc mắc cạn bất ngờ của tàu (the accidental stranding of the ship) và đèn hiệu tắt là nguyên nhân gián tiếp (remote cause)

- Tàu bị đâm va và bản chất dễ hư hỏng của hàng hóa - Tàu bị chìm và hành động đánh đắm của chủ tàu

Người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về hai loại tổn thất, các tổn thất được quy cho là vì sai trái cố ý của người được bảo hiểm, và các tổn thất không trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm tiền cước: Trong vụ “The Knight of St Michael” (1898) than bị hầm nóng nên phải dỡ xuống hành trình và một phần được bán tại Sydney; tiền cước

trên phần hàng phải bán đi đã được Tòa xử là tổn thất bộ phận vì hỏa hoạn.

Tổn thất trực tiếp gây ra bởi chậm trễ không được bồi thường trong bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm hàng hóa. Khi tiền cước thuê tàu (chartered freight) được bảo hiểm và hợp đồng chuyên chở bất thành (the charter lapses) do tàu bị tổn hại, tổn thất là do trực tiếp gây ra có điều khoản cho phép người thuê được hủy bỏ hợp đồng nếu tàu không tới bến ăn hàng vào một ngày ấn định nào thì tổn thất được coi là do việc hành xử quyền hủy bỏ của người thuê chứ không phải do hiểm họa biển cả. Điều khoản phạt về thời điểm (the time penalty clause) ngày nay đã cản trở khả năng này.

Về trường hợp hai tàu cùng chủ trong một tai nạn đâm va: Tòa đã xử là người bảo hiểm tàu không lỗi không thể đòi bồi thường nơi tàu có lỗi, vì chủ tàu không thể kiện chính mình. Điều này nay đã được hoàn chỉnh bằng điều khoản tàu cùng chủ.

Hạn mức bồi thƣờng (Điều 70-MIA)

Vụ Gurney chống Grimmer năm 1932, người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho tổn thất toàn bộ đối với lô hàng. Người bảo hiểm bị tổn thất một số hàng nhất định đã đòi người bảo hiểm phải bồi thường.

Tòa xử: Khi tàu chỉ được bảo hiểm tổn thất toàn bộ thì thôi không thể đòi bồi thường về tổn thất bộ phận.

Tổn thất toàn bộ ƣớc tính (Điều 90 MIA)

Tàu Rall chóng Hayman (1912) trong vụ này tòa đã xử là chấp bút khoản 2 (ii) đã loại trừ trị giá tàu đã bị tổn hại (break-up value of ship) trong việc có tổn thất toàn bộ ước tính không.

Hàng hóa. Trong thực tế, tổn thất toàn bộ ước tính thông thường được bồi thường theo tổn thất cứu hộ - as salvage loss – (nghĩa là giá trị bảo hiểm trừ thu hồi số bán). Hành trình thất bại đưa tới tổn thất toàn bộ ước tính (Sanday Co. chống Bristish and Foreigw Mar.Isn Co. (1915) song cần xem thêm Backer, Gray Co chống London Ass (1915)

Hiệu lực của việc từ bỏ (Effect of abandonment) Điều 62 MIA

Đức bắt giữ khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1914. Chủ tàu đã quyết định từ bỏ và người bảo hiểm sau đó đã trả tổn thất toàn bộ đối với tàu. Năm 1919 tàu được giải phóng và người bảo hiểm nhận tàu về đem bán với giá trị cao hơn giá trị bảo hiểm rất nhiều. Người được bảo hiểm đã khởi kiện đòi người bảo hiểm phải trả lại phần chênh lệch thu được do bán tàu. Tòa đã xử là người bảo hiểm được quyền hưởng trọn số tiền bán tàu vì tàu đã được từ bỏ cho người bảo hiểm và người bảo hiểm đã bồi thường tổn thất toàn bộ.

Khi tàu được từ bỏ, người bảo hiểm cũng có quyền trên mọi tiền cước đương hành được hưởng (in course of being earned) trừ đi các chi phí để hưởng tiền cước đó. Nếu tiền cước do người bảo hiểm được hưởng như thế thì chủ tàu không thể đòi bồi thường về tiền cước nơi người bảo hiểm tiền cước thật sự là tiền cước đã được hưởng (Scottish Mar.Ins.Co chống Turner (1853). Để tránh điều này, ngày nay ta có một điều khoản dựa vào đơn bảo hiểm thân tàu theo đó người bảo hiểm thỏa thuận không đòi tiền cước.

Bảo hiểm trùng Điều 32-MIA. Trên thực tế một bảo hiểm trên mức bằng bảo hiểm trùng có thế xảy ra theo 2 cách:

Do cố ý, thường ít khi xảy ra, nhưng cũng có trường hợp ngân hàng từ chối đơn bảo hiểm đã được cấp, khiến cho người được bảo hiểm phải cần một đơn bảo hiểm khác.

Do sơ suất, trường hợp này thông thường hơn, người bán hàng nhân danh đại lý mua bảo hiểm cho người mua hàng, trong khi người mua hàng không biết cũng mua bảo hiểm cho quyền lợi của mình.

Cả hai trường hợp người được bảo hiểm đều được bồi thường giống nhau, chỉ khác là nếu do cố ý thì người được bảo hiểm không được hoàn phí bảo hiểm về số tiền bảo hiểm thặng dư.

Điều khoản về tố tụng và hạn chế tổn thất (Sue and labouring clause) trong MIA

Trong vụ Kidston chống Empire Mar.Ins.Co (1886) có một đơn bảo hiểm về tiền cước không bảo hiểm tổn thất bộ phận (free from particular average) F.P.A, song có điều khoản tố tụng và đề phòng tổn thất. Chi phí gửi tiếp hàng hóa để tránh tổn thất toàn bộ tiền cước của chủ tàu đã được xử là được bồi thường theo điều khoản tố tụng và đề phòng tổn thất.

Nó cũng khác chi phí cứu hộ ở chỗ chi phí cứu hộ phải là không lệ thuộc một hợp đồng (xem Aichison chống Lohre). Điều này rất quan trọng trong việc áp dụng MIA vì đây là căn cứ để xem xét chi phí đó có thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm hay không.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 86 - 91)