Sự tƣơng thích giữa Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 (BLHHVN năm 2005)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 92)

- Khai báo bởi ngƣời đƣợc bảo hiểm về sự kiện cần thiết

3.4.Sự tƣơng thích giữa Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 (BLHHVN năm 2005)

hàng hải Việt Nam năm 2005 (BLHHVN năm 2005)

Hầu hết các quy định trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005 đều tương thích với các quy định trong Luật bảo hiểm hàng hải Anh và thông lệ quốc tế thể hiện ở

những nội dung sau:

- Trên cơ sở Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam và Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 phù hợp với Luật MIA 1906 trong đó nhấn mạnh chỉ những tổn thất liên quan đến một hành trình đƣờng biển (Hiểm họa hàng hải là những hiểm họa xẩy ra liên quan đến hành trình đường biển, bao gồm các hiểm họa của biển, cháy, hiểm họa chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, cầm giữ, bắt giữ, ném hàng xuống biển, hành vi phi pháp hoặc những hiểm họa tương tự khác) mới là tổn thất hàng hải và là đối tượng bảo hiểm. Sở dĩ dẫn chiếu MIA 1906 mà không trích dẫn luật các nước khác vì Luật bảo hiểm MIA 1906 là bộ luật được nhiều quốc gia áp dụng trong hoạt động bảo hiểm hàng hải. Cụ thể ở Việt Nam hầu hết các đơn bảo hiểm hàng hải là mẫu đơn của Hiệp hội bảo hiểm London mà luật áp dụng là MIA 1906.

Hợp đồng bảo hiểm hàng hải có thể mở rộng theo những điều kiện cụ thể hoặc theo tập quán thương mại để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm đối với những tổn thất xảy ra trên đường thủy nội địa hoặc bất kỳ tổn thất nào xảy ra trên bộ thuộc cùng một hành trình đường biển. Luật MIA 1906 của Anh quy định như vậy. Thực tế họat động bảo hiểm hàng hải hiện nay đang áp dụng như nội dung sửa đổi. Vì việc tham gia bảo hiểm hàng hải là tự nguyện, người được bảo hiểm tuỳ vào khả năng tài chính của mình để chọn điều kiện tham gia. Ví dụ: 1 chủ hàng nhập hàng từ Nga về VN bằng tàu biển giá hóa đơn là CIF. Họ mua bảo hiểm theo điều kiện A (QTCB 98) nhưng kho chứa hàng lại nằm sâu trong nội địa Nga nên phải vận chuyển đến cảng để xếp hàng lên tàu biển thì bảo hiểm này sẽ thỏa thuận thêm điều khoản từ kho đến kho. Hoặc theo tập quán địa phương thì phải lõng hàng từ phao số 0 vào cảng thì bảo hiểm này sẽ tự động mở rộng phạm vi.

- Đối tượng bảo hiểm hàng hải (Điều 225- BLHHVN năm 2005) “có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, hàng hóa, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, chi

phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được bảo đảm bằng tàu, hàng hoá hoặc tiền cước vận chuyển. Đối tượng bảo hiểm hàng hải còn có thể là tàu đang đóng.

- Xác định quyền lợi có thể được bảo hiểm (Điều 226- BLHHVN năm 2005) Người có quyền lợi có thể được bảo hiểm là người có quyền lợi trong một hành trình đường biển. Luật kinh doanh bảo hiểm có khái niệm này song phạm vi rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực cả bảo hiểm con người, nhân thọ và phi nhân thọ.

- Tái bảo hiểm, các nội dung trong. Đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm (Điều 228- BLHHVN năm 2005) : “Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải.” Các hình thức của Đơn bảo hiểm: đơn bảo hiểm chuyến; đơn bảo hiểm thời hạn; đơn bảo hiểm định giá; đơn bảo hiểm không định giá.

- Các quy định về nghĩa vụ của người được bảo hiểm (Điều 229- BLHHVN năm 2005), Chấm dứt hiệu lực hợp đồng bảo hiểm (Điều 231- BLHHVN năm 2005); Giá trị bảo hiểm (Điều 232- BLHHVN năm 2005); Số tiền bảo hiểm (Điều 233- BLHHVN năm 2005); Bảo hiểm trùng (Điều 234- BLHHVN năm 2005). Bộ luật hàng hải Việt Nam đã sửa đổi quy định bảo hiểm trùng . Phần sửa đổi thay cụm từ “được nhiều người bảo hiểm” bằng cụm từ “hai hay nhiều đơn bảo hiểm” phù hợ đúng bản chất của bảo hiểm trùng theo thông lệ quốc tế (MIA1906) và thực tiễn kinh doanh bảo hiểm loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam; bảo hiểm bao (Điều 237- BLHHVN năm 2005); thực hiện hợp đồng bảo hiểm bao (Điều 238- BLHHVN năm 2005), Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bao (Điều 239- BLHHVN năm 2005), Phần thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải bao gồm: Nộp phí bảo hiểm (Điều 240- BLHHVN năm 2005); Thông báo về rủi ro gia tăng (Điều 241- BLHHVN năm 2005); Nghĩa vụ của ngƣời đƣợc bảo hiểm khi xảy ra tổn thất (Điều 242- BLHHVN năm 2005). Trách nhiệm bồi hoàn của người bảo hiểm (Điều 243- BLHHVN năm 2005); Trách nhiệm bồi thường tổn thất của người bảo

hiểm (Điều 244- BLHHVN năm 2005); Quy định về Hợp đồng bảo hiểm thân tàu có thể mở rộng để bồi thường thêm các tổn thất liên quan đến các trách nhiệm trong tai nạn đâm va, thì ngoài trách nhiệm bồi thường các tổn thất của đối tượng bảo hiểm, người bảo hiểm còn có trách nhiệm bồi thường tổn thất của người thứ ba, nếu người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tổn thất do tai nạn đâm va, mặc dù tổng số tiền bồi thường có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.

Ngoài ra các quy định cụ thể khác cũng thể hiện sự tương thích như:Bồi thường tổn thất xảy ra kế tiếp nhau. (Điều 245- BLHHVN năm 2005); Miễn trách nhiệm đối với người bảo hiểm (Điều 246- BLHHVN năm 2005). Về thế quyền: Chuyển quyền đòi bồi thường (Điều 247- BLHHVN năm 2005); Nghĩa vụ của người được bảo hiểm trong việc đòi người thứ ba (Điều 248- BLHHVN năm 2005), Các quy định về:Quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm; Cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm (Điều 251- BLHHVN năm 2005);Nghĩa vụ của người được bảo hiểm khi tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm (Điều 252- BLHHVN năm 2005); Thời hạn chấp nhận hoặc từ chối việc từ bỏ đối tượng bảo hiểm của người bảo hiểm (Điều 253- BLHHVN năm 2005); Bồi thường tổn thất toàn bộ (Điều 254); Hoàn trả tiền bảo hiểm (Điều 255- BLHHVN năm 2005).

Một số điểm chƣa tƣơng thích giữa MIA 1906 và Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005

Sửa đổi Điều 215 - BLHHVN năm 2005 về việc Nếu đối tượng bảo hiểm là tàu biển thì việc chuyển các quyền theo hợp đồng bảo hiểm phải được người bảo hiểm đồng ý trước. Nếu tàu đang hành trình ở thời điểm được chuyển nhượng cho người khác, thì các quyền theo hợp đồng bảo hiểm tàu không được chuyển ngay cho người được chuyển nhượng tàu mà hợp đồng bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực cho đến khi tàu đó neo đậu tại cảng đầu tiên này. Vì Luật MIA 1906 không có quy định nào như vậy. Trong các quy tắc bảo hiểm tàu ITC 1/11/95 và quy tắc bảo hiểm tàu của Việt nam nêu rõ rằng trong mọi trường hợp đơn bảo hiểm đã cấp sẽ chấm dứt hiệu lực nếu tàu

chuyển chủ. ( Lưu ý ở đây việc chuyển nhượng đơn bảo hiểm hàng hải là chuyển nhượng quyềntheo đơn chứ không phải là chuyển nhượng đối tượng bảo hiểm).

Thanh toán tiền bồi thƣờng và giải quyết bồi thƣờng: . Trách nhiệm giải quyết bồi thƣờng: Khi thanh toán tiền bồi thƣờng tổn thất của đối tƣợng bảo hiểm, ngƣời bảo hiểm có quyền yêu cầu ngƣời đƣợc bảo hiểm trình bày về sự kiện liên quan, xuất trình các tài liệu, bằng chứng cần thiết cho việc đánh giá sự kiện và mức độ tổn thất

(Điều 256 - BLHHVN năm 2005). Luật 1906 có quy định việc giải quyết từng loại tổn thất. Song ở Việt Nam cách giải quyết từng loại cụ thể được đưa vào hợp đồng.

KẾT LUẬN

Luật bảo hiểm hàng hải Anh ra đời được hơn 100 năm là sự đúc kết của các án lệ và các văn bản pháp luật ra đời trước đó. Tuy nhiên sau đó cũng chính các án lệ và một số văn bản pháp luật và các điều khoản bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm Llord tiếp tục bổ sung và giải thích một cách sáng tạo các quy định của MIA – 1906.

MIA là một tập hợp tương đối hoàn chỉnh các khái niệm, các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải như: hành trình hàng hải, nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nguyên tắc có lợi ích được bảo hiểm… Nó phù hợp với các điều khoản bảo hiểm cụ thể của các Hiệp hội bảo hiểm và các đạo luật liên quan như Luật bảo hiểm hàng hải (hợp đồng cá cược) năm 1909, Các điều khoản bảo hiểm hàng hóa (A), (B), (C), Các điều khoản bảo hiểm thân tàu..

Tuy có một số quy định được xem là đã lỗi thời, nhưng cho đến nay các quy định của MIA vẫn đáp ứng được những yêu cầu hiện tại và chưa tạo ra những cản trở đáng kể đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải. MIA vẫn được sử dụng làm khuôn mẫu cho việc xây dựng pháp luật về bảo hiểm hàng hải của một số nước trên thế giới. Có được kết quả và sức tồn tại như hiện nay phải kể đến sự tích lũy tập hợp kiến thức, kinh nghiệm và tính công bằng trong việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải của các luật gia, thẩm phán trong vài thế kỷ trước đó. Và hiện nay MIA vận được các tòa án vận dụng một cách sáng tạo để giải quyết các tranh châp về bảo hiểm hàng hải.

Luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 đã tạo nên một sân chơi bình đẳng giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm cũng như các bên liên quan trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải vốn được xem là phức tạp và mang tính rủi ro cao.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản của luật bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 và việc áp dụng trong thực tiễn (Trang 92)