Xác định trách nhiệm của từng cá nhân đối với hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 144)

Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật là nhiệm vụ của toàn đảng toàn dân, toàn quân ta. Công tác xây dựng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các mục 3.2.1 đến 3.2.3 cho thấy chức năng, vai trò rất lớn của nhà nước, các doanh nghiệp, các hiệp hội. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới một chủ thể nhỏ bé, nhưng có vai trò đặc biết quan trọng, vai trò của cá nhân trong xã hội. Các chủ thể này có vai trò tác động và hỗ trợ nhau trong công tác bảo vệ môi trường khi Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế. Nhờ có cơ chế của nhà nước mà chúng ta xây dựng và phát huy được tinh thần bảo vệ môi trường trong từng doanh nghiệp, mỗi hiệp hội ngành hàng và đối với từng cá nhân. Việc xây dựng quỹ bảo vệ môi trường, tạo ra quỹ khen thưởng kỷ luật rõ ràng sẽ tác động mạnh đến ý thức của từng cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, nếu đầu tư giáo dục tốt, từng cá nhân trong xã hội chính là nhân tài của đất nước, quay trở lại góp phần nâng cao cải tiến quy định của pháp luật, cải tiến máy móc, kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm đẩy nhanh tiến độ hội nhập của đất nước. Ý thức sử dụng tiết kiệm tài nguyên của từng cá nhân trong xã hội, ý thức cộng đồng, tuân thủ quy định của pháp luật bảo vệ môi trường giúp môi trường sống của chúng ta ngày càng trong sạch hơn.

Người đứng đầu các doanh nghiệp, các chủ đầu tư cần nâng cao trách nhiệm xã hội trong việc đưa các ứng dụng tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại vào vận hành, vượt qua các rào cản thương mại môi trường khi xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tuyệt đối tuân thủ các cam kết đánh giá tác động môi trường đã ký với cơ quan nhà nước. Trong trường hợp xảy ra sai phạm, chủ

139

doanh nghiệp là người đứng đầu chịu trách nhiệm xử lý giải quyết kịp thời ô nhiễm, đền bù thiệt hại cho người dân.

Để bảo vệ môi trường, phải quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cá nhân, cũng như trách nhiệm của từng bộ, ngành. Trách nhiệm cá nhân được xác định rõ ngay từ cơ chế tổ chức của các cơ quan bộ máy nhà nước trong việc xây dựng giám sát việc bảo vệ môi trường. Khi xảy ra các vấn đề môi trường người dân cần phải báo cho ai, như thế nào? Đây là vấn đề cần được làm rõ trong các thiết chế tổ chức của từng cơ quan chuyên ngành. Cơ quan quản lý cấp trung ương có Cục bảo vệ môi trường, Vụ môi trường, Vụ tác động và đánh giá môi trường..., tuyến tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường... Hiện nay, các cán bộ quản lý về lĩnh vực chuyên ngành này còn thiếu và yếu, việc giải quyết khiếu nại tố cáo về môi trường bị coi là quá sức. Do đó việc tăng cường nhân lực thực hiện quản lý môi trường là rất cần thiết.

Hiện nay, loại tội phạm về môi trường chưa được xử lý nghiêm khắc và kịp thời khiến cho môi trường sống của con người luôn bị ảnh hưởng. Nguyên do là ngay từ khi cấp giấy phép đầu tư cho các nhà máy, xí nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở nước ta còn nhiều thiếu xót. Ví dụ như việc lựa chọn vị trí xây dựng những nhà máy này chưa phù hợp với việc phát triển các ngành kinh tế khác và vị trí các khu dân cư. Mặt khác, khi các nhà máy xí nghiệp này được xây dựng và đi vào hoạt động thì việc kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về môi trường cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Chỉ đến khi dư luận xã hội, quần chúng nhân dân lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc để xem xét giải quyết những vụ việc vi phạm. Bên cạnh đó, việc điều tra, truy tố các hành vi vi phạm cũng chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm đúng mức. Việc xử lý vi phạm thường chậm chạp, không kịp thời ngăn chặn hậu quả, nguy hại cho môi trường, khi có sai phạm xảy ra việc quy trách nhiệm là khó khăn bởi cơ quan chuyên môn quản lý môi trường còn quản lý lỏng lẻo, bất hợp lý trong việc phân bổ cán bộ quản lý môi trường.

140

Hiện nay, để xây dựng một cơ chế góp phần bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, việc xác định trách nhiệm tới từng cá nhân cụ thể trong mỗi vụ việc là cần thiết. Cần sử dụng tổng hợp đồng bộ tất cả các biện pháp từ tuyên truyền, quản lý, kiểm tra giám sát và xử phạt nghiêm khắc kịp thời tất cả các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường.

Như vậy, để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường thì vai trò và trách nhiệm của các chủ thể như Nhà nước, các doanh nghiệp, hiệp hội và các cá nhân trong xã hội là vô cùng to lớn. Mỗi nhóm chủ thể đều có một chức năng và nhiệm vụ riêng, tuy nhiên để công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật được trọn vẹn thì cần phải có liên kết, hợp lực và ý chí thống nhất quyết tâm của tất cả các chủ thể này.

141

KẾT LUẬN

Môi trường là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của thời đại, là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, là thách thức gay gắt nhất đối với tương lai phát triển của cộng đồng thế giới. Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio – Janiero, Braxin năm 1992 đã chứng minh rằng, vấn đề suy thoái môi trường ở các nước đang phát triển và những mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giá trị môi trường ngày càng trở nên quan trọng hơn. Khi tất cả các nước đều đấu tranh vì mục tiêu bảo vệ môi trường trên phạm vi khu vực hay toàn cầu, trong đó vấn đề quản lý môi trường của riêng mỗi nước đều có yêu cầu trao đổi thông tin về công nghệ, về chính sách, đặc biệt về kinh nghiệm quản lý đòi hỏi ngày một nhiều hơn. Những mối quan hệ quốc tế đa phương, song phương về môi trường trong thời gian qua cho chúng ta thấy tính chất phức tạp của các quan hệ này và cách giải quyết chúng được coi là phương pháp hiệu quả trong hoạt động bảo vệ môi trường ở từng quốc gia, khu vực và toàn cầu.

Sau khi nghiên cứu các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, có thể rút ra một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, từ những vấn về lý luận của luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, luận văn phân tích một số khái niệm cơ bản như: luật thương mại quốc tế, môi trường, luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường. Từ cách tiếp cận với các khái niệm trên, thấy rằng cần phải nghiên cứu các vấn đề về môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế một cách có hệ thống. Trên cơ sở đó mà luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ biện chứng tác động tương hỗ nhau. Kết thúc chương I, luận văn hệ thống các loại nguồn luật điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, làm cơ sở cho việc phân tích một số quy định này tại Chương II của luận văn.

Thứ hai, việc nghiên cứu các quy định của WTO như: các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật đối với sản phẩm (TBT), các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)... cho thấy để giải quyết những mối liên quan giữa thương mại và môi trường,

142

các thành viên WTO chỉ hoạt động dựa trên những quy định của WTO về việc giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên họ tin tưởng rằng các chính sách về thương mại và môi trường có thể bổ sung cho nhau.

Việc thực hiện các hiệp định, công ước, điều ước quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hóa thương mại góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường, khuyến khích sản xuất, trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, chương II của luận văn tiếp tục nghiên cứu một số điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế như: Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn, Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (BASEL), Công ước về đa dạng sinh học.

Pháp luật các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thụy Điển, Thái Lan, Indonesia về cơ bản đều quy định đầy đủ, chặt chẽ, kết hợp thống nhất giữa tự do hóa thương mại đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Nghiên cứu các quy định này làm cơ sở cho Việt Nam học hỏi kinh nghiệm trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường để phát triển thương mại và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, sau khi tổng kết các định hướng cơ bản thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, luận văn đã khẳng định việc xây dựng các quy định tiêu chuẩn này không đơn giản chỉ diễn ra trong một sớm một chiều, không chỉ là nhiệm vụ riêng của Nhà nước, Chính phủ mà là sự đồng lòng nhất trí của toàn dân, cụ thể là các nhóm chủ thể: doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân.

Chính phủ cần đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản môi trường thông qua các hoạt động tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp từ xây dựng cơ sở hạ tầng tới đào tạo nguồn nhân lực bởi các rào cản kỹ thuật hiện nay không chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng mà còn gắn với toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ nguồn nguyên vật liệu tới quy trình sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và người lao

143

động tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm. Hơn nữa sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế ISO, SA có ý nghĩa sống còn trong quá trình thúc đẩy các mặt hàng nội địa xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài. Ngoài ra, cần tăng cường củng cố vai trò của các hiệp hội, xác định trách nhiệm của từng cá nhân đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường.

Đề tài “Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề

bảo vệ môi trường” đã có những đóng góp nhất định vào việc cung cấp những

thông tin về hệ thống quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, đánh giá tác động của chúng đối với pháp luật Việt Nam và chỉ ra những hạn chế và khả năng đáp ứng được các yêu cầu đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất kinh doanh theo hướng đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường quốc tế.

Với luận văn này, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo và góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Đây là một đề tài có phạm vi rộng và phức tạp, trong quá trình nghiên cứu, tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Nếu có cơ hội, trong những đề tài nghiên cứu khoa học lần sau, tác giả xin tiếp tục được tìm hiểu sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề và hoàn thiện các nội dung đã trình bày. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn./.

144

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 144)