Điều ước quốc tế được coi là nguồn điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia, do đó các điều ước có giá trị bắt buộc đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda). Đây là nguyên tắc được áp dụng trong công pháp quốc tế nhằm điều chỉnh hành vi của các quốc gia. Như vậy, khi các nước ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại thì các quy phạm ghi nhận trong các điều ước quốc tế về thương mại này sẽ đương nhiên áp dụng để điều chỉnh hành vi các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng dựa trên nguyên tắc sau:
- Điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt bộc đối với các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế nếu các bên chủ thể này có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong nước là thành viên điều ước quốc tế đó thì quy định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
20
- Trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế không mang quốc tịch hoặc không có nơi cứ trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế về thương mại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các quy định trong điều ước này vẫn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điều ước quốc tế đó.
Những hiệp định môi trường quốc tế có thể được phân thành 3 nhóm chính: - Các hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ môi trường toàn cầu, ví dụ như Công ước Viên bảo vệ tầng ô dôn và Nghị định thư Montreal về các chất huỷ hoại tầng ô dôn thực hiện Công ước trên và Hiệp định về thay đổi môi trường.
- Các hiệp định bảo vệ các chủng loại bị đe doạ, các loài chim di trú, và các loại cá và động vật biển. Ví dụ: Hiệp định về thương mại quốc tế đối với những loài có nguy cơ bị diệt chủng (CITES) và Công ước quốc tế quy định về săn bắt cá voi. Trong số các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về cách thức bắt và giết các loại động vật hoang dã và cá.
- Các hiệp định về quản lý việc sản xuất và thương mại các sản phẩm và các chất nguy hiểm. Ví dụ là Hiệp định Basel về Quản lý di chuyển và thải các chất thải nguy hiểm xuyên biên giới, Hướng dẫn Luân Đôn về việc trao đổi thông tin về các chất hoá học trong thương mại quốc tế.
Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế.