Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 68 - 71)

Để bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh, sức khỏe người tiêu dùng và bảo tồn động thực vật trong nước, Chính phủ và Hải quan Hoa Kỳ đưa ra những đạo luật quy định về vệ sinh dịch tễ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cấm một số loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Theo luật, thực phẩm nhập khẩu thuộc quyền quản lý của FDA sẽ phải được FDA kiểm tra tại cảng đến trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Nếu hàng bị phát hiện không phù hợp với quy định hiện hành thì có thể bị giữ lại tại cửa khẩu. FDA có thể cho phép tái chế lô hàng cho phù hợp trước khi có quyết định cuối cùng cho phép nhập lô hàng. Tuy nhiên, mọi công việc tuyển lựa lại, tái chế hoặc làm lại nhãn hàng phải được tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên FDA. Mọi chi phí liên quan do người nhập khẩu chịu. Nếu hàng đã được tái chế hoặc làm lại nhãn mà vẫn không đạt yêu cầu thì FDA sẽ yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy.

Việc cho phép tái chế là ưu đãi mà FDA có thể giành cho người nhập khẩu chứ không phải quyền đương nhiên các nhà nhập khẩu được hưởng. Vì vậy, nếu người nhập khẩu tiếp tục có các chuyến hàng tương tự không phù hợp, thì sẽ có nguy cơ bị FDA coi là lạm dụng ưu đãi và sẽ không tiếp tục cho phép người nhập khẩu tái chế hàng. Thay vào đó FDA sẽ yêu cầu người nhập khẩu hủy hoặc tái xuất khẩu lô hàng.

63

Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa: Phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và hầu hết phải xin giấy phép nhập khẩu và quản lý bằng hạn ngạch của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về nhập khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có giấy phép nhập khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp.

Hoa quả, rau và hạt các loại: phải qua giám định và được cấp giấy chứng nhận của Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt bởi Cơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và cơ quan FDA theo Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug and Cosmetic Act).

Động vật sống, thịt và các sản phẩm thịt: phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của cơ quan giám định động và thực vật (APHIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các loại trên phải có giấy phép nhập khẩu của APHIS trước khi giao hàng từ nước xuất xứ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khỏe của chúng và chỉ được đưa vào qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch. Động thực vật hoang dã và vật nuôi cảnh hoặc bất kỳ bộ phận hay sản phẩm của chúng kể cả trứng chim phải xin phép Cơ quan kiểm soát cá và động thực vật hoang dã (US Fish and Wildlife service), trung tâm kiểm dịch thuộc Bộ Y tế và cơ quan thú y của APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Cây và các sản phẩm từ cây: phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm hoặc đòi hỏi có giấy phép nhập khẩu. Việc nhập khẩu hạt rau và các hạt giống nông sản phải tuân theo quy định của Luật hạt thực vật Liên bang năm 1939 (Federal Seed Act) và các quy định của Cục tiêu thụ nông sản (Agricultural Marketing Service) thuộc Bộ Nông nghiệp.

64

Các mặt hàng như đồ điện gia dụng, hàng điện tử... phải tuân theo quy định của Bộ Năng lượng, Hội đồng thương mại Liên bang, Điều luật: “The Energy Policy and Convention Act”, Luật Quản lý bức xạ cho sức khỏe và an toàn năm 1968 (Radiation Cotrol for health and Safety Act).

- Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm và trang bị y tế: phải tuân theo các quy định của Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm liên bang (Federal, Food, Drug and Consmetic Act) do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FAS) của Bộ Y tế quản lý. [32]

Thực phẩm làm giả, kém chất lượng hoặc bị coi là bất hợp pháp và không được phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt hàng thực phẩm bị coi là hàng giả kém phẩm chất trong các trường hợp sau: có tạp chất độc hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong quá trình sản xuất hoặc chế biến hoặc tự nhiên phát sinh; có chứa chất phụ gia mà trước khi đưa vào sử dụng FDA đã xác định là không an toàn; có dư lượng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng, hoặc vượt quá mức theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA); dùng các chất phẩm màu không được FDA chứng nhận; có thành phần bị coi là bẩn, ôi thiu, bị phân hủy; sản phẩm từ động vật có bệnh hay chết không phải do giết mổ; sản phẩm được chế biến, đóng gói, hoặc lưu giữ trong điều kiện không vệ sinh mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khỏe; hàng đựng trong vật liệu bao bì có chứa chất độc hoặc chất có hại. Một số vật liệu bao bì được coi là chất phụ gia và phải tuân theo các quy định về chất phụ gia.

Theo Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Hoa Kỳ, thực phẩm phải được chế biến tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh, không nhiễm bẩn (ví dụ: lông chuột, phân, xác và phân côn trùng, ký sinh trùng). Thực phẩm bị bẩn được coi là hàng kém phẩm chất, bất kể nó có hại cho sức khỏe hay không và các phòng thí nghiệm có giám định có phát hiện ra các chất bẩn này hay không. Luật pháp không cho phép lưu thông các loại hàng bất hợp pháp bất kể nguồn gốc từ đâu. Người nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm của mình phải được đóng gói và vận chuyển sao cho không bị giảm phẩm chất do bị hư hỏng hoặc bị ô nghiễm trên đường vận chuyển.

65

Hải sản: phải tuân theo các quy định của Cơ quan ngư nghiệp quốc gia (National Marinie Fisheries Service) thuộc Cục quản lý môi trường và biển thuộc Bộ Thương mại.

Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú: phải tuân theo quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Indentification Act); Luật nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939); Luật nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act).

Rượu cồn, bia: phải xin phép văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra còn phải tuân theo Luật quản lý Rượu của Liên bang (Federal Alcohol Administration Act) và cấm nhập rượu, bia qua đường bưu điện. Các nhãn hiệu dán trên chai rượu cồn, rượu vang và bia phải xin chứng chỉ phê duyệt nhãn hiệu của Văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí. Chứng chỉ này xin hoặc ảnh chụp nhãn hiệu phải gửi cho Hải quan trước khi nhận hàng. Ngoài ra nhập khẩu rượu và bia còn phải tuân theo các quy định của cơ quan FDA thuộc Bộ Y tế. Nếu nhập khẩu rượu kèm giỏ đựng chai làm từ chất liệu là cây thì phải theo các quy định thực vật của cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp. Trên nhãn hiệu phải ghi chú rõ phụ nữ không uống rượu khi có thai; không uống rượu khi lái xe hoặc vận hành máy; uống rượu có hại cho sức khỏe... [32]

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)