Một số quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 101)

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) là một trong những hiệp định quan trọng nhất của của Tổ chức thương mại thế giới. Khi gia nhập WTO đòi hỏi Việt Nam phải đảm bảo rằng tất cả các quy định, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp chuẩn bảo vệ động thực vật được áp dụng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế vào thời điểm gia nhập, không có bất cứ giai đoạn quá độ nào.

96

Ngày 9/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 99/2005/QĐ- TTg về việc thành lập Văn phòng thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam). Thực hiện nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin; thông báo và hỏi đáp các nội dung và quy định về vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật; yêu cầu các nước thành viên của WTO cung cấp thông tin về các biện pháp, thủ tục đánh giá rủi ro, về thanh tra, kiểm tra và các vấn đề liên quan khác về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật. Ngày 17/11/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số

147/2008/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết

đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, đáp ứng nghĩa vụ thành viên của WTO. Mục tiêu: Thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới; giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm bởi hóa chất và vi sinh vật gây hại; đẩy mạnh hơn nữa thương mại hóa các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành nhiều văn bản thực thi các vấn đề liên quan đến các biện pháp vệ sinh dịch tễ ví dụ như:

Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010, hướng dẫn việc quy định

giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

97

Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 04/11/2010, về việc đưa các sản phẩm

có chứa Trifluralin ra khỏi danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thông tư số 65/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/11/2010, ban hành danh mục bổ

sung giống cây trồng, phân bón được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng và danh mục thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Thông tư số 68/2010/TT-BNNPTNT ngày 3/12/2010, ban hành “danh mục chỉ

tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn”.

Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/12/2010 về ban hành quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch và bảo vệ thực vật.

Một trong những quy định thuộc nhóm các biện pháp kỹ thuật là Nghị định số

89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 về nhãn hàng hóa, Nghị định này quy định nội

dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hoá lưu thông tại Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

"Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

"Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.

98

Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa gồm: Tên hàng hóa; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; định lượng hàng hóa; ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản; xuất xứ hàng hóa… Ngoài nội dung quy định này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan. [3]

Văn bản mới gần đây nhất áp dụng đối với người tiêu dùng sản phẩm, Luật

bảo vệ người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010, có

hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. [31]

Điểm mới và tiến bộ của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 là khách có quyền khởi kiện doanh nghiệp mà không cần chứng minh thiệt hại. Muốn thắng kiện, thương nhân phải chứng minh mình không có lỗi. Về hoà giải giữa thương nhân với người tiêu dùng khi xảy ra tranh chấp, trong trường hợp một bên không tự nguyện thi hành các nghĩa vụ theo biên bản hoà giải thành, thì bên kia có quyền đề nghị cơ quan thẩm quyền ra quyết định buộc thi hành.

3.1.2.2. Thực tiễn áp dụng

Việc thực hiện Hiệp định SPS đem lại khả năng cho Việt Nam được viện dẫn cơ quan giải quyết tranh chấp WTO trong trường hợp không tuân thủ Hiệp định SPS, khả năng cho Việt Nam tham gia vào công việc về các tiêu chuẩn quốc tế. Đây là cơ hội đối với Việt Nam vì tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Tham gia thực hiện các tiêu chuẩn góp phần cụ thể hoá thông tin kỹ thuật và khoa học có giá trị liên quan đến các sản phẩm và quá trình sản xuất, do đó tạo thuận lợi cho chuyển giao kiến thức kỹ thuật và khoa học. Việc chuyển giao bí quyết sản xuất và kinh nghiệm quý có thể làm giảm chi phí tiêu chuẩn hoá. Áp dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

99

tiêu chuẩn còn thúc đẩy tính hiệu quả của sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào thương mại quốc tế bằng việc giảm tính không tương thích của sản phẩm và các chi phí giao dịch. Việc áp dụng SPS còn làm tăng cường lòng tin của người tiêu dùng, qua đó tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, không phải không có thách thức đặt ra. Đó là Việt Nam phải bỏ ra các khoản chi phí điều chỉnh sản xuất tuân theo các quy định khác so với thị trường trong nước; chi phí thử nghiệm sản phẩm hoặc tiến hành đánh giá hợp chuẩn; chi phí tham gia vào các tổ chức quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn. Chẳng hạn như để tham gia vào Uỷ ban an toàn thực phẩm đòi hỏi Việt Nam phải có được nguồn tài chính và nhân lực cần thiết để tham gia hiệu quả vào việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn sản phẩm.

Một thách thức khác nữa là hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải chịu các biện pháp kiểm tra tại thị trường nhập khẩu. Các biện pháp SPS là một thách thức, đặc biệt là đối với các nhà sản xuất quy mô nhỏ trong lĩnh vực thủy sản, gắn với thị trường chỉ bằng chuỗi thị trường nhỏ lẻ. Các biện pháp SPS phải được thực hiện để đảm bảo Việt Nam vẫn có khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Các biện pháp SPS có thể trở thành một cơ hội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nhà xuất khẩu khác.

Hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản nước ta cũng đang trong giai đoạn tìm kiếm đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, loại bỏ độc tố và dư lượng vi sinh trong sản phẩm; tuân thủ từng bước các quy trình vận chuyển, bảo quản, đóng gói để nâng cao yêu cầu vệ sinh thực phẩm; từng bước áp dụng các phương pháp sản xuất sạch đi đôi với áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9.000, ISO 14.000, HACCP; đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác thông tin và tiếp thị nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về môi trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam khi gia nhập thị trường quốc tế cũng gặp phải không ít khó khăn: Vụ việc ngày 6/12/2010, một số sản phẩm cá tra Việt Nam bị các thành viên của WWF ở 6 nước EU (Đức, Áo, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch) chuyển từ “danh sách da

100

cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng) trong các bản hướng dẫn người tiêu dùng năm 2010-2011 ở các nước đó. Đây là kết quả khảo sát do một công ty tư vấn độc lập do WWF các nước này thuê, tiến hành đánh giá hơn 100 loài loài thủy sản thực phẩm trên thế giới theo bộ tiêu chí phát triển bền vững mới sửa đổi của WWF. [13]

Từ nhiều năm qua, ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, cá tra đã trở thành một sản phẩm chiến lược quốc gia. Nghề nuôi đã nhanh chóng chuyển từ phương thức nuôi thủ công sang nuôi thâm canh mật độ cao trong các ao đất kín, với công nghệ tiên tiến và phương thức quản lý ngày càng hiện đại.

Từ năm 2003, Việt Nam đã phổ biến áp dụng tiêu chuẩn của hệ thống quản lý SQF 1000CM (thực phẩm an toàn chất lượng), SQF 2000 cho các nhà máy chế biến thủy sản của Hiệp hội tiếp thị thực phẩm (FMI) Mỹ, tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP. Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam luôn chủ động cập nhật thông tin và áp dụng những tiêu chuẩn quốc tế tiên tiến, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã và đang xây dựng các chuỗi sản xuất khép kín, nhằm quản lý chặt chẽ mọi yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm cá tra (con giống, thành phần thức ăn, công nghệ nuôi, kiểm soát sức khỏe cá nuôi, công nghệ chế biến, điều kiện an toàn vệ sinh lao động, sức khỏe công nhân,...). Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng thành công hệ thống truy xuất nguồn gốc với các công nghệ hiện đại như RFID (định vị bằng tần số vô tuyến) và rất chú trọng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng...

WWF là một tổ chức phi chính phủ về bảo vệ thiên nhiên, để vận động cho bộ quy chuẩn mới của mình, họ đã đưa ra mục tiêu 20% người nuôi áp dụng những tiêu chuẩn mà họ xây dựng và giai đoạn đầu họ hướng đến việc khuyến cáo người nuôi áp dụng theo tiêu chuẩn này. Hiện nay, việc các nước nhập khẩu lấy tiêu chuẩn của WWF để mua cá tra là hiếm mà vẫn thường sử dụng các tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng (GlobalGAP, SQF 1000CM, SQF 2000). Hơn nữa, phương pháp được áp dụng để tiến hành đánh giá do một số ít các tổ chức xây dựng mà không thảo

101

luận với bất cứ tổ chức chính thức tham gia nuôi cá tra nào cũng như cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam là không khách quan, không công khai, không minh bạch và vi phạm tiêu chí của Hiệp định SPS.

Những phản ứng tức thời và gay gắt của các công ty thương mại thủy sản lớn và có uy tín ở EU như Tập đoàn Findus và Tập đoàn Birds Eye Iglo cho thấy việc làm này gây thiệt hại cho chính người tiêu dùng và các doanh nghiệp một số nước EU nhập khẩu và kinh doanh cá tra, nhất là trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính đầy khó khăn hiện nay. Nó còn gây tổn hại đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước EU, gây khó khăn nghiêm trọng cho đời sống của hàng vạn gia đình nông dân nuôi cá và người lao động trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 101)