Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 127 - 132)

trường trong thương mại quốc tế

Các kiến nghị đối với việc hoàn thiện pháp luật trong nước để bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế được trình bày theo hướng các mục tiêu mà chúng cần phải đạt tới. Các kiến nghị được trình bày theo nhóm (cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hiệp hội, cá nhân) để tìm hiểu chức năng và vai trò của từng đối tượng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1. Tăng cường vai trò của cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật thương mại gắn với bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường

Nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện nhanh, tích cực và chủ động hơn việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách trong nước. Việc xây dựng môi trường pháp lý theo hướng phù hợp với các quy định và chuẩn mực quốc tế sẽ có tác dụng mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trước hết các doanh nghiệp sẽ được hoạt động trong một môi trường pháp lý có nhiều điểm tương đồng với thị trường quốc tế cũng như thị trường xuất khẩu mục tiêu của họ. Doanh nghiệp sẽ không còn bỡ ngỡ trước các quy định pháp lý của các quốc gia nhập khẩu và sản phẩm của doanh nghiệp cũng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật của họ. Như vậy, với một môi trường pháp lý hoàn chỉnh phù hợp với các thông lệ quốc tế, các doanh nghiệp đã được rèn luyện để vượt qua các rào cản pháp lý ngay tại thị trường trong nước, doanh nghiệp cũng sẽ được bảo vệ một cách tốt hơn khi xảy ra các tranh chấp thương mại quốc tế nếu môi trường pháp lý trong nước có tính chặt chẽ và toàn diện.

Nhà nước cần ban hành các quy định cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá thân thiện môi trường

122

(nhãn sinh thái – ecolabel), các quy định cụ thể về thuế và phí môi trường và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “rào cản xanh” phù hợp với quy định của WTO. Ban hành các chính sách và cơ chế tài chính trợ giúp triển khai các chương trình môi trường trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Tính tương thích, sự hài hòa giữa hệ thống pháp luật của Việt Nam với các nguyên tắc, quy định của WTO và các định chế khác cùng với sự đơn giản, rõ ràng, đồng bộ dễ dự đoán của hệ thống này là những tiêu chí quyết định tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó nâng cao thương hiệu và vị thế quốc gia. Nhà nước phải đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật ở một số lĩnh vực như: Pháp luật về bảo vệ quyền tự do kinh doanh, về hỗ trợ kỹ thuật, về xử lý tranh chấp, về tiêu chuẩn môi trường...

Quy định cụ thể các hoạt động kinh tế trong nước theo hướng thúc đẩy sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hỗ trợ hàng hóa trong nước xâm nhập các thị trường khó tính, ban hành các quy định về quản lý một số lĩnh vực thương mại nhạy cảm, ví dụ như thương mại đối với các sản phẩm đa dạng sinh học, thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc độc hại, thương mại năng lượng.

Việc giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO nói chung và trong lĩnh vực TBT, SPS nói riêng ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Thực tiễn hiện nay việc giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ, việc giải quyết các vụ liên quan đến lĩnh vực khác kể cả TBT, SPS chưa được nghiên cứu và quy định cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng một quy định của Việt Nam về quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới TBT, SPS… là rất cần thiết. Kinh nghiệm của các nước đối với những phát sinh tranh chấp trong các quan hệ thương mại song phương là chủ động đàm phán để có được các nhân nhượng tạm thời. Khi không thỏa thuận được để có những nhân nhượng tạm thời thì cần cân nhắc tới lợi ích kinh tế để có các ứng xử khi giải quyết tranh chấp hơn là theo đuổi các mục tiêu “ta đúng, đối tác sai”.

123

Bên cạnh đó, nhà nước cần có các chính sách để vượt qua các rào cản thương mại gắn với bảo hộ kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bằng cách:

- Chủ động tham gia vào quá trình xây dựng các yêu cầu kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu và nắm vững các thông tin cũng như xác định cơ chế để tham gia vào quá trình đó.

- Tổng hợp và phân loại các biện pháp liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp phải đáp ứng để có những giải pháp hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp. Nâng cao ý thức cho doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng các yêu cầu quốc tế.

- Hỗ trợ vốn doanh nghiệp: Cơ chế hỗ trợ vốn thích hợp cho các doanh nghiệp là thông qua quỹ môi trường. Do đó cần sớm thành lập quỹ môi trường quốc gia và hoàn thiện mô hình hoạt động của các quỹ môi trường địa phương.

- Nhà nước cần áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư cải thiện môi trường sản xuất ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Đó là đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn, vào thiết bị ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian áp dụng cần đủ dài để doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi vốn đầu tư và khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào bảo vệ môi trường. Đồng thời miễn giảm thuế đối với phần lợi nhuận hay chi phí mà các doanh nghiệp dành để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ và cán bộ chịu trách nhiệm đối với sản xuất sạch và bảo vệ môi trường liên quan đến sản xuất trong doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và các tiêu chuẩn xã hội: trước hết cần tăng cường triển khai áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Do mức sống của xã hội ngày càng cao, yêu cầu về các sản phẩm được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng càng gay gắt, hơn nữa mức độ bảo hộ cũng khiến cho các rào cản về tiêu chuẩn ngày càng cao như các rào cản “xanh”, “sạch”. Trong khi đó hiện nay, tuy hàng hóa xuất khẩu của nước ta đều đạt tiêu chuẩn Việt Nam nhưng trên thị trường thế giới tiêu chuẩn này của chúng ta không được thừa

124

nhận. Cùng lúc đó, việc phần lớn các hiệp định về công nhận lẫn nhau với các quốc gia khác chưa được ký kết đã làm cho hàng hóa Việt Nam phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn và kiểm tra của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, con đường duy nhất để các sản phẩm Việt Nam vượt qua rào cản kỹ thuật là sản xuất các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống các quy định về kỹ thuật và môi trường có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu thường là phức tạp nhưng lại rất cụ thể, chi tiết và cũng không phải quá khó khăn để thực hiện.

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản về sở hữu trí tuệ: Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (xuất xứ hàng hóa), giúp doanh nghiệp ý thức được rằng việc cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá cả là chưa đủ mà cần phải có chiến lược về xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa. Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản về môi trường. Trong các quy định về bao gói, nhãn mác của các quốc gia đã nghiên cứu, đặc biệt là các nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản, Thái Lan là nước làm tương đối tốt, có các quy định rất chặt chẽ, rõ ràng, vì vậy mà thương hiệu của Thái Lan khi xuất khẩu, đặc biệt hàng nông sản luôn được đánh giá cao.

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo... Tuy nhiên, tới 90% hàng Việt Nam vẫn còn phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian hoặc xuất khẩu sản phẩm thô. Trước mắt, phương thức này sẽ giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với thị trường thế giới. Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp tục như vậy thì việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ ngày càng lệ thuộc vào thương hiệu nước ngoài hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ không có khả năng nâng cao. Người tiêu dùng nước ngoài tiêu thụ sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt, giá rẻ nhưng lại không biết xuất xứ hàng hóa Việt Nam. Phần lớn các giá trị vô hình của sản phẩm sẽ vẫn thuộc về các công ty nhập khẩu hay bán lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng. Như đã phân tích, Thụy Điển là quốc gia có quy định về dán nhãn rất nghiêm ngặt, có các yêu cầu phức tạp để giám sát chất lượng hàng hóa, do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn đưa hàng

125

vào Thụy Điển, các nước EU cần phải tìm cho mình một nhãn hiệu uy tín, bên cạnh đó cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu riêng để tạo chỗ đứng lâu dài trên thị trường.

Mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường: Đánh giá lợi ích của việc mở cửa thị trường với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Xây dựng các biện pháp cần thiết để hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện với môi trường.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuẩn bị tốt nguồn lực để vượt qua các rào cản thương mại về bảo vệ môi trường. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có tính đến các quy định về môi trường của quy trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, coi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận cấu thành trong hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh.

Hơn nữa, các cơ quan chức năng cần nghiêm túc thực thi các quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện và xử lý hành vi cố tình vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, động thực vật. Cần có chế tài thực thi mạnh và quyết tâm hơn đối với các trường hợp sai phạm từ phía cơ quan nhà nước để làm gương, làm tiền lệ tốt cho các vụ việc xảy ra sau đó. Qua vụ việc sai phạm của công ty Vedan xả nước thải “chui” ra sông Thị Vải kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và cuộc sống của người dân lưu vực sông là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan nhà nước trong quá trình giám sát thực thi, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Nên chăng, trước vụ việc nghiêm trọng như vậy, cần có sự vào cuộc kiểm soát ngay từ ban đầu của cảnh sát môi trường, của ban quản lý dự án khu công nghiệp, của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Khi cơ quan chức năng chưa sát sao từ khâu lập dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cần có sự can thiệp ngay, chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ để giải quyết kịp thời tình huống tránh để xảy ra tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều năm. Hơn nữa, nhà nước cần có biện pháp đốc thúc và xử lý đúng đắn để doanh nghiệp vi phạm có trách nhiệm hơn trong công tác đền bù, tránh để người dân tự chủ động đi thỏa thuận đền bù với doanh nghiêp gây thiệt hại theo cơ chế xin cho. Chính phủ cần xây

126

dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ, răn đe làm gương cho các trường hợp tương tự sau này.

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)