Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 51 - 53)

Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, ngành sản xuất: Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ

46

tầng chung); thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm.

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng được áp dụng với các lĩnh vực phi nông nghiệp. Hiệp định chia trợ cấp thành ba loại: Trợ cấp đèn đỏ là trợ cấp hoàn toàn và có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng do các nước khác áp dụng; trợ cấp đèn vàng là trợ cấp không bị cấm nhưng cũng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng; trợ cấp đèn xanh là trợ cấp không bị cấm và do đó không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng.

Điều 8 của Hiệp định quy định về trợ cấp không bị cấm, hay còn gọi là các trợ cấp được phép. Điều 8.2, điểm c: “hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương

tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay

các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn” [40].

Như vậy, trợ cấp đèn xanh gồm có trợ cấp phát triển khu vực và bảo vệ môi trường mang tính đặc thù. Chức năng của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường.

Sự việc hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với một vụ điều tra chống trợ cấp túi nhựa PE khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một bài học cho Việt Nam cũng như các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển khi các nước này phải đối phó với những rào cản hợp pháp mà các nước nhập khẩu thường xuyên sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình. Sau 1 năm điều tra, ngày 26/3/2010 Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra đã kết luận cuối cùng khẳng định có trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam. Cuối tháng 4/2010, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra kết luận cuối cùng khẳng định có thiệt hại (đối với ngành túi nhựa PE Hoa Kỳ). Như vậy túi nhựa PE của Việt Nam đã chính thức bị áp thuế chống trợ cấp [42]. Đây là lần đầu tiên Việt Nam bị kiện chống trợ cấp. Vì vậy các kết luận của DOC về từng chương trình trợ cấp bị cáo buộc trong vụ việc này có ý nghĩa quan trọng không chỉ

47

đối với vụ việc hiện tại mà còn mang tính định hướng các quyết định của DOC trong các vụ việc trong tương lai, nếu có.

Trợ cấp bảo vệ môi trường hỗ trợ ngành công nghiệp nâng cấp thiết bị hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật và được phép sử dụng trợ cấp này khi việc nâng cấp đó sẽ gây ra gánh nặng rất lớn về tài chính cho một công ty. Tuy vậy, trợ cấp chỉ được áp dụng duy nhất một lần, không vượt quá 20% chi phí; không bù đắp giá của việc thay thế hay đưa vào hoạt động các thiết bị xử lý, gắn liền với kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm môi trường của công ty.

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)