Tăng cường đàm phán cấp nhà nước, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 132 - 133)

quốc tế về thương mại gắn với bảo vệ môi trường

Bên cạnh việc hoàn thiện môi trường pháp lý trong nước, những nỗ lực của Chính phủ trong việc tạo hành lang pháp lý thông qua các hiệp định tự do thương mại có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. Chính phủ cần tích cực triển khai hơn nữa các cuộc đàm phán đa phương, song phương nhằm tăng cường hợp tác, hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ những sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức, đặc biệt là việc thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ của WTO, để có được sự thừa nhận là “một nền kinh tế thị trường”, Việt Nam có thể phải chờ đến 31/12/2018. Tuy nhiên, trước thời điểm trên, nếu chứng minh được với đối tác nào đó là nền kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng chế độ “phi thị trường” đối với Việt Nam.

Trên một phương diện khác, các cơ quan quản lý về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ quan kiểm dịch động thực vật và dược phẩm của Việt Nam cần mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế và cơ quan quản lý hàng hóa nhập khẩu của các nước để sớm có được các thỏa thuận về sự công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn và ủy quyền cho nhau trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm để giảm chi phí cho doanh nghiệp khi phải đối mặt với các loại rào cản này.

Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật Indonesia ở chương II, đã cho thấy kinh nghiệm của Indonesia trong áp dụng thành công nhiều biện pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, môi trường sinh thái và đáp ứng các yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu, một trong những chính sách biện pháp Indonesia áp dụng là việc tham gia và thực thi tốt các hiệp định thương mại và môi trường.

Khi Trung Quốc và các quốc gia trong cùng khối ASEAN gấp rút đàm phán ký kết các hiệp định tự do song phương với nhau và với các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, những thách thức mới sẽ tiếp tục được tạo ra nếu chung ta không theo kịp với tiến trình này. Nếu các hiệp định tự do này được ký

127

kết mà không có sự tham gia của Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu chủ yếu này chắc chắn gặp phải khó khăn rất lớn trong việc thâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh cũng kém hơn. Việc ký kết các điều ước quốc tế song phương về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn mác hàng hóa mục đích bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các thoả thuận môi trường đa phương mà Việt Nam là thành viên với các Hiêp định WTO. Nghiên cứu kỹ và có giải pháp chính sách đồng bộ về quản lý thương mại các hàng hoá và dịch vụ liên quan đến môi trường.

Tích cực, chủ động tham gia vòng đàm phán Doha, mạnh dạn sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các thoả thuận môi trường đa phương và WTO để giải quyết một cách bình đẳng các tranh chấp thương mại quốc tế. Nghiên cứu các vụ tranh chấp về thương mại gắn với môi trường sẽ giúp chúng ta bảo vệ được hàng nhập khẩu của Việt Nam vượt qua rào cản khi bị các nước khác áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu với lý do gắn với môi trường, đồng thời kinh nghiệm từ các vụ tranh chấp đó sẽ giúp chúng ta ngăn chặn hợp lý hàng nhập khẩu vào Việt Nam gây tác động xấu tới môi trường.

Sử dụng nguyên tắc của WTO về minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động thương mại quốc tế, trong đó bao gồm cả việc các thành viên có nghĩa vụ thông báo với WTO về các sản phẩm và công nghệ trong nước bị chính quyền cấm sử dụng và buôn bán tại thị trường nội địa với các lý do sức khoẻ và môi trường, để kiểm soát và ngăn chặn việc các nước xuất khẩu các hàng hoá độc hại và công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 132 - 133)