Một số luật về môi trường

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 66)

Hoa Kỳ thường sử dụng các đạo luật hạn chế nhập khẩu nhằm khuyến khích việc bảo vệ các loài động vật như cá heo, các loài cá, chim và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác như:

Luật bảo vệ các loài động vật biển có vú năm 1972 (MMAP): Luật này được ban hành năm 1972 cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của các

61

loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 tập quán cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ. Những qui định về cấm vận nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật MMPA sẽ không áp dụng với những nước ký kết thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Luật này cũng dành quyền cho Tổng thống chỉ đạo Bộ Tài chính cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ nước đã ký thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ song sau đó lại không thực hiện. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dõi thực hiện các thoả thuận tạm ngừng.

Luật chương trình bảo tồn cá heo quốc tế 1997: Luật này được ban hành năm 1997 sửa đổi Luật MMPA cho phép nhập khẩu tự do vào Hoa Kỳ cá ngừ vây vàng và sản phẩm chế biến cá này từ các nước tham gia Tuyên bố Panama, một thỏa thuận quốc tế ký năm 1995 về chương trình bảo tồn cá heo quốc tế. Các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật này phải có ký hiệu “an toàn cá heo” (dolphin- safe).

Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét qui mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992. Theo Luật này, Bộ Thương mại có trách nhiệm định kỳ phát hiện và báo cáo lên Tổng thống những nước vi phạm lệnh cấm của Liên hiệp quốc, Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo của Bộ Thương mại, Tổng thống phải tiến hành tham vấn với nước bị phát hiện vi phạm để thỏa thuận chấm dứt ngay lập tức vi phạm đó. Nếu trong vòng 90 ngày tham vấn không đạt được kết quả thỏa đáng thì Tổng thống sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu các loại thủy sản có vỏ (tôm, cua, sò, hến...), cá và các sản phẩm cá, và thiết bị câu cá thể thao từ

62

nước liên quan. Nếu nước vi phạm không chấm dứt việc đánh bắt bằng lưới quét qui mô lớn trong vòng 6 tháng sau khi bị phát hiện hoặc có hành động trả đũa đối với lệnh cấm nhập ban đầu của Hoa Kỳ thì nước đó sẽ bị cấm vận thêm các mặt hàng khác.

Đạo luật bảo vệ các loài chim tự nhiên năm 1992: Bộ trưởng Nội vụ được quyền cấm nhập khẩu các loại chim hiếm được ghi trong các phụ lục của Công ước thương mại quốc tế về buôn bán động vật có nguy cơ bị diệt chủng. [33]

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 66)