Quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực riêng biệt, mang tính chuyên môn và không phải lúc nào cũng gắn với thương mại. Tuy nhiên, các quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quá trình thực thi việc bảo hộ này trong nhiều trường hợp lại có ảnh hưởng lớn đến việc lưu chuyển, mua bán, sử dụng các sản phẩm trí tuệ. Ví dụ nếu một nước không bảo hộ hoặc bảo hộ lỏng lẻo các quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ dẫn tới việc khuyến khích hàng giả, hàng nhái, gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền hay người giữ quyền hợp pháp, khiến các nhà đầu tư và kinh doanh e ngại trong việc nghiên cứu, đưa sản phẩm vào thị trường hoặc đầu tư sản xuất. Ngoài ra nếu mỗi quốc gia có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng thì sẽ rất phức tạp và gây ra cản trở lớn cho hoạt động thương mại quốc tế.
43
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) tại vòng đàm phán Urugoay được trông chờ sẽ khuyến khích các nghiên cứu, sáng tạo và tạo ra cơ hội tốt hơn cho việc tiếp cận các công nghệ mới, trong đó có các công nghệ về môi trường cho tất cả các nước trên thế giới. TRIPS đã xem xét các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại với mục đích giảm bớt những trở ngại trong thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, Hiệp định cũng đề cập đến một số đối tượng mà các thành viên cần chú ý khi xem xét để cấp bằng bảo hộ sáng chế. Điều 27 cho phép các thành viên của WTO có thể từ chối cấp văn bằng cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác vì mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng, giữ gìn đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống của con người, động, thực vật và để tránh gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường, cụ thể là:
“Điều 27Đối tượng có khả năng được cấp Patent
1. Tuỳ thuộc vào quy định tại các khoản 2 và khoản 3 sau đây, patent phải được cấp cho bất kỳ một sáng chế nào, dù là sản phẩm hoặc quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ, với điều kiện sáng chế đó phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Tuỳ thuộc vào khoản 4 Điều 65, khoản 8 Điều 70 và khoản 3 Điều này, các patent phải được cấp và các quyền patent phải được hưởng không phân biệt nơi tạo ra sáng chế, lĩnh vực công nghệ và bất kể các sản phẩm được nhập khẩu hoặc được sản xuất trong nước.
2. Các Thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn cấm.
44
a) Các phương pháp chẩn đoán bệnh, phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật;
b) Thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, các quy trình sản xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các Thành viên phải bảo hộ giống cây bằng hệ thống patent hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào. Các quy định tại điểm này phải
được xem xét lại sau 4 năm kể từ khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.” [39]
Hiệp định cũng quy định các nước thành viên phải đảm bảo cho các giống cây trồng khác nhau nhằm mục đích đa dạng sinh học thông qua các văn bằng sáng chế hoặc các phương tiện hữu ích khác. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng, các vật liệu nhân giống đã đặt ra những nghĩa vụ về môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc sử dụng bền vững các giống cây trồng, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại môi trường.
Hiệp định TRIPS được thiết lập với mục tiêu tạo ra một mức chuẩn tương đối trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước thành viên. Mặc dù vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường được quy định hầu như rất ít và không trực tiếp tuy nhiên lại tạo ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn và ảnh hưởng nhất định. Chẳng hạn các quy định đối với nhãn hiệu thương mại, đối tượng bảo hộ bao gồm bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp khác, ví dụ:
“...từ, bao gồm cả tên cá nhân, chữ, số, các yếu tố hình và sự kết hợp các mầu sắc
cũng như bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó...” (Điều 15) [39]. Các nhà sản
xuất có quyển sử dụng nhãn hiệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, không cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình... Nhãn hiệu được khuyến khích để các nhà sản xuất áp dụng nhằm tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường đồng thời nhắc nhở người tiêu dùng về ý thức bảo vệ môi trường bằng cách chọn mua những sản phẩm đã được dán nhãn. Bên cạnh đó, để được cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu, các nhà
45
sản xuất cũng cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định, do đó các nhà sản xuất cần phải đầu tư thêm các chi phí để nâng cấp cải tạo hoặc thay thế toàn bộ dây chuyền sản xuất cũ và đương nhiên giá thành hàng hoá sẽ bị ảnh hưởng. Còn nếu không thì hàng hoá của họ sẽ không thể thâm nhập được vào thị trường nước yêu cầu dán nhãn.
Việc thực hiện các cam kết về sở hữu trí tuệ đã góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp của các nước thành viên. Các quy định của TRIPS đã làm hạn chế đáng kể tình trạng hàng giả, hàng nhái và các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, qua đó tạo tâm lý yên tâm tin tưởng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Một khi quyền sở hữu công nghiệp của nhà sản xuất, doanh nghiệp được bảo đảm thì họ sẽ chú trọng hơn vào việc sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng cũng được tăng cường cơ hội tiêu dùng sản phẩm chất lượng cao và giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng lậu. Đây cũng là mục tiêu của việc bảo vệ môi trường trong quá trình tự dó hóa thương mại.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường mà TRIPS gián tiếp quy định. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TRIPS là nghĩa vụ bắt buộc đối với các nước thành viên WTO. Doanh nghiệp lại là đối tượng chịu tác động của các quy định mà các nước thành viên ban hành để thực hiện TRIPS. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần có hiểu biết cơ bản về TRIPS để định hướng biện pháp thích hợp bảo vệ các lợi ích của mình cũng như xác định chiến lược kinh doanh thích hợp trong những trường hợp khác.