Nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 138)

luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp ở nước ta còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân là do bản thân các doanh nghiệp chưa nhận thức được một cách đúng đắn và đầy đủ về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường. Để các doanh nghiệp có thể chủ động thực hiện các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường, thực hiện sản xuất kinh doanh hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần khẳng định vài trò và trách nhiệm của mình ở một số hoạt động sau:

Các doanh nghiệp cần thiết triển khai các chương trình sản xuất sạch hơn: đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hóa chất thuốc nhuộm thân thiện với môi trường, các công nghệ sử dụng ít nước, ít năng lượng, giảm thiểu chất thải nước, chất thải khí…

Thực hiện quản lý chuỗi cung cấp về khía cạnh sinh thái và môi trường. Các doanh nghiệp Việt Nam khi sản xuất cần dựa trên các tiêu chuẩn có liên quan đến hàng hóa của mình để nâng cao chất lượng hàng hóa sang thị trường xuất khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng chất lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa các mặt hàng, mở rộng các thị trường, nâng cao sức cạnh tranh những mặt hàng xuất khẩu của mình.

Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển thị trường: hiện chúng ta đang gặp rất nhiều khó khăn với các biện pháp tự vệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường đặc biệt là đối với các thị trường EU và Hoa Kỳ, việc có đầy đủ các thông tin về thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu mặt hàng, mở rộng thị trường ở nước ngoài. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan đều cho thấy để đối phó với các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu, vấn đề thu thập xử lý và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp có vị trí và vai trò hết sức quan trọng.

133

Tăng cường năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm thông qua việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế: cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu đã buộc các doanh nghiệp liên tục đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa khi xuất khẩu. Mặc dù trong những năm gần đây, năng lực xuất khẩu của nước ta liên tục phát triển nhưng thực tế rất nhiều sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp của ta có năng lực cạnh tranh ở mức thấp, ngay cả khi so sánh với các nước láng giềng là Thái Lan và Trung Quốc. Chính vì vậy hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thâm nhập các thị trường thì cũng mới chủ yếu đến được với khách hàng ở những phân đoạn thấp và trung bình. Nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là phải nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, tăng các chi phí nghiên cứu phát triển, từ đó tạo ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao không những vượt qua được các hàng rào tiêu chuẩn ngày càng cao mà còn chiếm lĩnh được các phân đoạn cao hơn tại các thị trường nước ngoài.

Tăng cường năng lực pháp lý của doanh nghiệp: các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đến các khía cạnh pháp lý trong hoạt động của mình. Các doanh nghiệp có thể có các cán bộ pháp lý là biên chế của mình hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn luật. Điểm mấu chốt là khía cạnh pháp lý phải được cân nhắc thấu đáo và thường xuyên trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty tư vấn luật của Việt Nam cũng như các công ty tư vấn luật quốc tế đều sẵn sàng cung cấp các dịch vụ của mình cho các doanh nghiệp. Vấn đề là các doanh nghiệp có nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của các chuyên gia tư vấn về pháp lý hay không. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu luật pháp, tập quán thương mại của thị trường các nước nhập khẩu. Họ cần hết sức tránh các loại rào cản thương mại. Trong trường hợp đã mắc phải các loại rào cản đó, họ cần khôn khéo, tỉnh táo tìm cách tháo gỡ với sự trợ giúp của Chính phủ và hiệp hội.

Để phòng tránh với các vụ kiện thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần tăng xuất khẩu hàng có chất lượng cao, có cơ chế dự báo theo dõi thường xuyên sản xuất ở nội địa nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ bị kiện. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu càng cao thì nguy cơ phải đối mặt với những rào cản thương mại, môi trường từ phía các nước nhập khẩu càng lớn. Trong

134

trường hợp đối phó với các vụ việc điều tra rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, các biện pháp tự vệ và trợ cấp, các doanh nghiệp xuất khẩu nên hợp tác với cơ quan điều tra của nước ngoài. Dẫn chứng trường hợp túi nhựa PE xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị nằm trong diện điều tra chống trợ cấp, ngay từ đầu, Công ty Tiến Thịnh của Việt Nam đã tự đề nghị được xếp vào diện bị đơn tự nguyện, phối hợp chặt chẽ với luật sư. Hai công ty nước ngoài còn lại chỉ phối hợp cầm chừng, thậm chí chủ động chuyển nhà máy sang nước khác. Kết quả điều tra công bố từ phía Hoa Kỳ, Công ty Tiến Thịnh hợp tác chặt chẽ với bên điều tra nên được hưởng mức thuế thấp, chỉ 0,44%. Theo quy định của điều tra chống trợ cấp thì mức thuế này gần như bằng 0. Những công ty khác phải chịu mức thuế cao, lên tới 52%. [50]

Để ứng phó với nguy cơ doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện, tranh chấp thương mại ngày càng cao và phức tạp, khi định triển khai hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nghiên cứu kỹ các hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương, đồng thời, cần lưu ý thêm việc sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý để tránh những rắc rối không cần thiết. Doanh nghiệp nên sử dụng tư vấn pháp lý ngay từ khi bắt đầu đàm phán cho đến khi ký hợp đồng với đối tác, thực hiện hợp đồng, và khi xảy ra tranh chấp, như vậy là chúng ta đã có một bài bản pháp lý để chống lại các vụ kiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây dựng tính cộng đồng cao hơn nữa để bảo vệ lợi ích khi tham gia xuất khẩu. Bởi các rào cản thương mại môi trường thường được các nước sử dụng bao gồm các điều kiện về kỹ thuật như: chất lượng, nhãn mác, bao bì, hoặc các đòi hỏi về vệ sinh dịch tễ được áp dụng đối với các hàng hoá nông sản, các sản phẩm động thực vật… Đây là các quy định có tính bắt buộc mà hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nguồn đều phải tuân thủ. Biện pháp đối phó hiệu quả với các loại rào cản là hàng hóa trước khi xuất khẩu phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đã đặt ra.

Muốn làm được việc đó, cần duy trì các đơn vị thường trực theo từng chuyên ngành để kiểm soát về điều kiện kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, vệ sinh dịch tễ… đối với từng nhóm hàng cụ thể.

135

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 138)