Hàng nông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế. Vì vậy, không dễ đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấpcho loại hàng hoá này.
Coi nông sản là loại hàng hóa nhạy cảm trong thương mại bởi hiện nay có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đối với thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với các loại hàng hoá công nghiệp như: thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân cư vốn có thu nhập không cao ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển; mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập.
Sau nhiều Vòng đàm phán khó khăn, tại vòng đàm phán Uruguay ngày 1/1/1995, các nước đã thống nhất một cơ chế thương mại riêng cho hàng nông sản, thể hiện tại Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định này được xây dựng nhằm mục đích mở rộng tự do hóa thương mại trong lĩnh vực hàng nông sản, tạo cơ sở cho các nước thành viên tiến hành cải cách các chính sách trong nước về thương mại hàng nông sản với việc đưa ra các cam kết về thị trường, cạnh tranh trong xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất trong nước. Đặc biệt, Hiệp định cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường.
39
Đoạn thứ 6 trong phần mở đầu của Hiệp định đã khẳng định sự cam kết của các nước thành viên trong việc cải cách nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường:
“Ghi nhận rằng các cam kết trong chương trình cải cách cần phải đạt được một cách bình đẳng giữa tất cả các Thành viên, có xem xét đến các yếu tố phi thương mại, kể cả an ninh lương thực và nhu cầu bảo vệ môi trường, có xem xét đến thoả thuận rằng đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển là yếu tố không tách rời trong đàm phán, và có tính đến các hậu quả tiêu cực có thể có của việc thực hiện chương trình cải cách đối với các nước kém phát triển và các nước
đang phát triển chủ yếu nhập lương thực”. [38]
Theo Hiệp định thì ngoài các vấn đề thương mại, các quốc gia chỉ có thể đưa ra các biện pháp bảo hộ nông sản dựa trên các lý do nhất định, bao gồm: Những vấn đề không liên quan đến thương mại (ví dụ như vấn đề an ninh lương thực quốc gia); bảo vệ môi trường; các hình thức đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển; những tác động có thể xảy ra khi thực hiện chương trình cải cách mở cửa thị trường nông sản theo quy định tại Hiệp định (đối với các nước chậm phát triển và nước thuần tuý nhập khẩu lương thực).
Trên thực tế, bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp bảo hộ có phạm vi khá rộng, như vậy nước nhập khẩu hàng nông sản có tương đối nhiều cơ hội để ban hành những quy định không đi theo các nguyên tắc mở cửa thị trường nói chung. Hệ quả là chính sách nông sản của các nước có thể có các ngoại lệ nhất định (thường là bất lợi cho hàng nhập khẩu) mà doanh nghiệp khi xuất khẩu cần dự tính trước để xử lý kịp thời nếu gặp phải.
Vào năm 2001, Hiệp hội cá da trơn của Mỹ (catfish) phản ứng quyết liệt vì không cạnh tranh nổi về giá thành và chất lượng với cá tra Việt Nam. Nhằm bảo hộ cho sản xuất nội địa, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật về ghi nhãn cá catfish (cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ không được lấy tên và ghi nhãn hiệu là catfish). Việc bảo hộ này có tác dụng nhất thời đối với catfish, do lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ giảm đáng kể, vì phải đi theo một kênh tiêu thụ riêng, có lợi cho thủy sản Hoa Kỳ.
40
Ngược lại, đứng dưới góc độ sản xuất trong nước, doanh nghiệp nông sản cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường để có thể yêu cầu Chính phủ có biện pháp bảo hộ hợp lý trước hàng nông sản nước ngoài nhập khẩu mà vẫn tuân thủ WTO. Không phải đối phó với quy định ngặt nghèo về tên gọi như Mỹ, nhưng xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga cũng bị gián đoạn do tình trạng lơi lỏng trong khâu kiểm soát chất lượng. Một trong những biện pháp bảo vệ môi trường của Nga là khi Nga mở cửa nhập khẩu trở lại (từ tháng 5/2009), đã đưa ra quy định về kiểm tra Listeria (tỷ lệ vi khuẩn gây nhiễm bệnh) đối với cá tra. Yêu cầu của Nga đặc biệt khắt khe, ngay cả thị trường được đánh giá là hết sức khó tính như EU cũng không đưa ra yêu cầu này đối với cá tra Việt Nam. [7]
Điều 14 của Hiệp định: “Các Thành viên nhất trí thực hiện Hiệp định về các
biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật ...”[38]. Đây là sự thừa nhận và tuân thủ
của các nước thành viên khi thực hiện hiệp định, điều này đồng nghĩa với việc khi các quốc gia thành viên trong quá trình thực hiện Hiệp định nông nghiệp cũng phải tuân thủ các quy định của hiệp định SPS về bảo vệ sức khỏe của người, động thực vật, bảo vệ môi trường.
Một trong những nỗ lực đáng ghi nhận nhất là cam kết cắt giảm bảo hộ đối với hàng nông sản nội địa, đặc biệt là các hình thức trợ cấp có liên quan đến quá trình sản xuất nông sản. Các thỏa thuận loại trừ của điều khoản này chính là điều kiện thuận lợi cho những nước đang phát triển. Các nhóm trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Hiệp định nông nghiệp.
Nhóm trợ cấp trong nước:
Trợ cấp hộp màu xanh lá cây: là trợ cấp được phép, trợ cấp an toàn cho quá trình bảo vệ môi trường. Đặc điểm của các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây là do ngân sách chính phủ chi trả và không mang tính chất hỗ trợ giá. Theo đó, có
thể thực hiện những hoạt động hỗ trợ theo các chương trình môi trường, bù đắp chi
phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường.
41
Trợ cấp hộp màu xanh da trời: là trợ cấp không phải cắt giảm nếu đang áp dụng. Gồm các khoản chi trả trực tiếp từ ngân sách nhà nước mà gắn với sản xuất và thuộc các chương trình thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Các nước không phải cam kết cắt giảm các biện pháp này.
Trợ cấp hộp màu hổ phách: Trợ cấp gây biến dạng thương mại, chỉ được phép nếu dưới các mức cụ thể. Gồm các biện pháp hỗ trợ bị coi là gây bóp méo sản xuất và thương mại, vì thế các nước phải cam kết cắt giảm theo một lộ trình nhất định. Các biện pháp được xếp vào hộp hổ phách có thể là hỗ trợ giá, trợ cấp gắn với sản xuất, tức là tất cả biện pháp hỗ trợ trong nước mà không nằm trong hộp xanh lá cây và xanh da trời. Nhóm trợ cấp này có thể ảnh hưởng trục tiếp tới việc bảo vệ môi trường.
Thực tế ở một số nước đang phát triển, đối với ngành nông nghiệp, một số hình thức trợ cấp được phép nhưng chưa áp dụng như chi cho các chương trình bảo vệ môi trường để hỗ trợ việc sản xuất ở các vùng có điều kiện bất lợi và các chính sách trong hộp xanh da trời (các nước đang phát triển không phải cam kết từ bỏ các hình thức chi trả trực tiếp nếu việc từ bỏ các khoản này dẫn đến thu hẹp việc sản xuất trên một diện tích đất đai cố định hoặc số lượng gia cầm cố định).
Trợ cấp xuất khẩu: Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm các hình thức trợ cấp xuất khẩu. Đối với các thành viên đã áp dụng trợ cấp xuất khẩu phải kê khai và cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp và khối lượng nông sản được nhận trợ cấp. Phụ lục 2 của Hiệp định quy định biện pháp trợ cấp liên quan đến bảo vệ môi trường: cung cấp tài chính trực tiếp cho nhà sản xuất và các chương trình hỗ trợ chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khuôn khổ các chương trình môi trường. Tiêu chuẩn để được trợ cấp tài chính trực tiếp căn cứ vào nội dung của các chương trình bảo tồn hoặc bảo vệ môi trường. Giá trị trợ cấp giới hạn trong khoảng các chi phí phụ trội hoặc khoản thu nhập bị bỏ lỡ để tuân thủ các nghĩa vụ theo các chương trình môi trường.
42
(a) Quyền được hưởng thanh toán loại này được xác định như là một phần trong chương trình môi trường hoặc giữ gìn môi trường của chính phủ, và phụ thuộc vào việc hoàn thành các điều kiện cụ thể của chương trình, kể cả các điều kiện liên quan đến phương pháp hoặc đầu vào của sản xuất.
(b) Trị giá thanh toán chỉ giới hạn trong mức chi phí phụ thêm hoặc tổn thất
thu nhập do phải thực hiện các chương trình của Chính phủ. [38]
Các nước đang phát triển thành viên WTO hầu hết là những nước phụ thuộc khá nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Đây được xem là nhóm chủ thể dễ bị tổn thương khi các nguyên tắc mở cửa thị trường trong nông nghiệp được thực thi. Vì vậy, Hiệp định nông nghiệp đã ghi nhận những quy định về biện pháp đối xử, mang tính ưu tiên cho các nhóm các nước thành viên này đặc biệt là các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất hàng nông sản.
Là nước đang phát triển, Việt Nam cũng được hưởng các ưu tiên này. Điều này đồng nghĩa với thị trường nông sản trong nước sẽ được mở cửa theo cam kết trong WTO nhưng là mở dần dần. Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này sẽ có thời gian để điều chỉnh dần khả năng cạnh tranh của mình.