Quy định về nhãn mác: Hiện nay, các quy định về nhãn mác của Thụy Điển phù hợp với các quy định chung của EU. Thụy Điển không yêu cầu hàng nhập khẩu ghi tên nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, các hàng hóa sai tên xuất xứ
77
đều bị cấm. Đối với một số mặt hàng, ví dụ dược phẩm, hóa chất, hàng thực phẩm cần phải tuân thủ quy định và yêu cầu ghi mác đặc biệt.
Thụy Điển có quy định về dán nhãn, vệ sinh và y tế rất nghiêm ngặt cũng như các yêu cầu phức tạp để giám sát chất lượng hàng hóa.
Ví dụ: Một gói hàng thực phẩm bán lẻ phải ghi tên nhà sản xuất, nhà đóng gói và nhà nhập khẩu, tên thương mại của sản phẩm, trọng lượng hoặc khối lượng tịnh, các thành phần theo yêu cầu giảm dần về trọng lượng, ngày sử dụng sau cùng, hướng dẫn bảo quản nếu sản phẩm dễ hư hỏng, hoặc chỉ định giữ xa tầm tay trẻ em. Các thông tin trên được mô tả bằng tiếng Thụy Điển và nhà nhập khẩu có thể hỗ trợ các công ty trong việc sắp xếp hợp lý các thông tin trên nhãn mác.
Một số quy định về nhãn mác đối với sản phẩm cụ thể như sau: Nhãn của thực phẩm chứa đường phải nêu rõ tên loại đường, bao gồm: đường Lactoza, đường hóa học, đường Mantoza, đường hoa quả và đường mía; thực phẩm chứa đường Sacarin và đường hóa học phải được ghi nhãn theo quy định riêng; nhãn mác của thực phẩm đóng gói có thời hạn sử dụng phải nêu rõ ngày hết hạn; nhãn mác của thực phẩm đông lạnh phải nêu rõ chỉ dẫn bảo quản và sử dụng; nhãn mác của sản phẩm mật ong phải nêu tên nước xuất xứ; nhãn mác của sản phẩm pho mát phải nêu tên nước xuất xứ và hàm lượng chất béo; các hóa chất độc hại cần phải tuân thủ quy định riêng về ghi nhãn mác. Nhãn mác bên ngoài container đựng hóa chất độc hại phải nêu tên và tính năng của sản phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất và nhà nhập khẩu và chỉ thị rõ những chất độc hại này phải được giữ xa trẻ em; thuốc được ghi nhãn theo phương thức riêng theo quy định của Bộ Y tế; thiết bị bảo quản đông lạnh nội địa phải được ghi nhãn với đầy đủ các chi tiết tiêu thụ năng lượng.
Quy định về bao gói: Thụy Điển không đưa ra các quy định đặc biệt nào về việc bao gói sản phẩm. Tuy nhiên, Thụy Điển không khuyến khích sử dụng cỏ khô, rơm hoặc bao tải để bao gói hàng. Trong trường hợp sử dụng thì cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh kèm theo.Bên ngoài thùng đựng hàng nên có ký hiệu của người ủy nhiệm, ký hiệu của cảng và được đánh số (tương ứng với danh mục hàng đóng
78
gói) trừ khi hàng đã được nhận dạng theo một cách nào khác. Vận chuyển gói hàng vượt quá trọng lượng 1000 tấn phải được đánh dấu trọng lượng tổng. [20]
Thụy Điển là một quốc gia rất tôn trọng luật pháp và tính dân chủ cao, do vậy người tiêu dùng luôn có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ một loại sản phẩm nào. Thị hiếu của người tiêu dùng Thụy Điển có xu hướng thích dùng hàng ngoại, nhưng phải là hàng có thương hiệu. Do vậy, ngoài các "hàng rào kỹ thuật" chung của EU, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn đưa hàng vào Thụy Điển cần phải tìm cho mình một nhãn hiệu uy tín, bên cạnh đó cũng cần chú trọng xây dựng thương hiệu riêng để tạo chỗ đứng lâu dài trên thị trường. Hiện giày dép Việt Nam chiếm đến 10% thị trường Thụy Điển, nhưng lại xuất khẩu qua nước thứ ba, nên người tiêu dùng Thụy Điển hoàn toàn không biết đó là hàng của Việt Nam.
2.3.4. Thái Lan
Trong hơn ba thập kỷ qua, Thái Lan đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục. Một trong những động lực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế Thái Lan là phát triển xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế về tài nguyên và nguồn lao động trẻ. Đó là hàng nông sản, thủy sản, các sản phẩm công nghiệp chế biến như da giày, dệt may. Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. Lúa là loại cây trồng quan trọng nhất của quốc gia này; Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có số lượng đáng kể là cá và các thủy sản, sắn, cao su, ngũ cốc và đường ăn. Kim ngạch xuất khẩu các thực phẩm chế biến như cá ngừ, dứa, đóng hộp và tôm đông lạnh đang gia tăng. Đây là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường và những mặt hàng của Thái Lan đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn môi trường. Chẳng hạn, hàng thủy sản đòi hỏi các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng độc tố - cloruaphenicol và dư lượng vi sinh) cũng như các yêu cầu về PMM – quy trình đánh bắt, bao bì đóng gói, bảo quản, vận chuyển...
Thái Lan cũng đã từng bị phía Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản từ chối nhập khẩu tôm vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Đặc biệt vụ
79
kiện giữa Thái Lan và Hoa Kỳ liên quan đến việc sử dụng các phương tiện đánh bắt tôm biển không hợp lý. Hoa Kỳ từ chối nhập khẩu tôm của Thái Lan vì nước này sử dụng loại lưới đánh bắt tôm có thể đe dọa sự sống của các loài rùa biển. Tuy vụ kiện này, phía Thái Lan đã thắng nhưng mất rất nhiều thời gian và chi phí để hầu kiện. Hàng dệt may của Thái Lan cũng có thể bị từ chối nhập khẩu nếu sử dụng những hóa chất bị cấm như thuốc nhuộm Azo, hóa chất bị cấm ở Đức kể từ ngày 1/7/1995. Tương tự một số sản phẩm khác như đồ gỗ, nông sản cũng có thể bị tẩy chay nếu không tuân thủ các yêu cầu của các nước nhập khẩu. Những ngành sản xuất chủ lực nói trên ở Thái Lan cũng là những ngành nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao ở trong nước. Chính vì vậy, Thái Lan buộc phải áp dụng nhiều biện pháp để một mặt đối phó với những hàng rào môi trường nhằm mở rộng thương mại quốc tế, mặt khác bảo vệ môi trường trong nước.
Để đảm bảo phát triển bền vững, Chính phủ Thái Lan đã kết hợp các vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ khâu lập kế hoạch, tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường quan trọng như bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường.
2.3.4.1. Quy định về bao gói, nhãn mác
Bao gói: Bao gói nên được làm bằng chất liệu đảm bảo và có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm. Nhà sản xuất cũng nên chú ý đến khả năng hàng hóa sẽ để ở kho có không gian mở, vì vậy bao gói nên sử dụng chất liệu không thấm nước. Nên tránh sử dụng cỏ khô và rơm để làm bao gói.
Nhãn mác: Chính phủ Thái Lan có những quy định rất chặt chẽ về nhãn mác đối với các sản phẩm bơ, sữa, đồ ăn cho trẻ em, đồ ăn đóng hộp, dấm, các loại nước giải khát, dầu ăn, thuốc súng... Nhãn mác của sản phẩm thực phẩm phải được cấp phép bởi cơ quan quản lý về Thực phẩm và Dược phẩm. Khi tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép, đối với mỗi sản phẩm, nhà nhập khẩu phải nộp hai mẫu sản phẩm,
80
chỉ rõ tỷ lệ phần trăm từng thành phần và hợp chất có trong sản phẩm đó và nộp sáu nhãn mác sản phẩm. [19]
Ví dụ: Thực phẩm nhập khẩu vào Thái Lan phải được dán nhãn mác với những thông tin rõ ràng và thường bao gồm những nội dung sau: Tên và nhãn hiệu sản phẩm (bao gồm cả tên sản phẩm và tên thương mại); số giấy phép đăng ký; tên và địa chỉ nhà sản xuất; tên và địa chỉ nhà nhập khẩu; ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng sản phẩm; số lượng và trọng lượng tịnh; hướng dẫn sử dụng. Đối với đồ uống, trên nhãn mác phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của lượng cồn có trong sản phẩm đó, những cảnh báo về tác hại đến sức khỏe khi sử dụng sản phẩm (nếu có) và phải in bằng tiếng Thái.
Đối với mỹ phẩm, có những quy định riêng về nhãn mác, nhãn mác phải bằng tiếng Thái và chỉ rõ những thông tin sau: Tên của loại mỹ phẩm, tên và địa chỉ nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần có trong sản phẩm, những phản ứng phụ khi sử dụng sản phẩm (nếu có).
2.3.4.2. Quy định về kiểm dịch động thực vật
Tất cả các mặt hàng thực phẩm nhập vào Thái Lan đều phải tuân theo các yêu cầu về y tế và an toàn (bao gồm cả việc đăng ký với Bộ Y tế) và các tiêu chuẩn quốc gia Thái Lan. Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Thái Lan phải có giấy chứng nhận kiểm dịch y tế thực phẩm kèm theo lô hàng nhập khẩu. Theo quy định của Cơ quan kiểm dịch thực phẩm Thái Lan, hàng hóa thực phẩm phải được chứng nhận cụ thể như sau: Các loại thực phẩm phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh quy định, thích hợp cho người sử dụng, được phép xuất nhập khẩu. [19]
Hiện nay, Thái Lan là một trong số các nước xuất khẩu chủ yếu tôm và cá hồi vào các thị trường có các quy định và tiêu chuẩn ngặt nghèo về môi trường như Mỹ, Nhật Bản và EU. Ngành nuôi tôm và đánh bắt cá của Thái Lan là hai ngành có sản lượng lớn nhất trong khu vực. Trong ngành nuôi tôm, kể từ tháng 11 năm 1992, nông dân nuôi tôm phải đăng ký với Bộ Hải sản, các trang trại lớn phải xây dựng khu xử lý nước và các chất thải phải đáp ứng được tiêu chuẩn BOD áp dụng cho
81
ngành này. Ngoài ra, Thái Lan còn thành lập nhiều trung tâm kiểm tra chất lượng tôm xuất khẩu như dư lượng độc tố, kiểm tra chặt chẽ nguồn thuốc phòng bệnh được sử dụng. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm xuất khẩu, Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Thương mại tăng cường các biện pháp kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thủy sản xuất khẩu cũng như nguồn thuốc phòng bệnh được sử dụng. Các trung tâm khuyến ngư được thành lập với sự hỗ trợ công nghệ và chuyên gia của Chính Phủ giúp cho các hộ nuôi trồng quy mô nhỏ hiểu biết về quy trình nuôi trồng và phương pháp đánh bắt, cập nhật và cung cấp thông tin kịp thời về các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu.
Để tiếp cận thị trường EU, Thái Lan đã có những biện pháp cứng rắn trong việc tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thái Lan kiên quyết cấm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi vì chúng có liên quan đến bệnh ung thư, trong đó có CAP từ lâu đã là trở ngại lớn đối với xuất khẩu tôm của Thái Lan vào EU. Mọi trường hợp vi phạm đều bị đình chỉ hoạt động kinh doanh, sản xuất và bị phạt 10.000 baht. Thái Lan cũng cấm sử dụng các chất gây ô nhiễm môi trường mà EU nêu ra trong Phụ lục của Chỉ thị 96/23/EEC. Họ xây dựng các tiêu chuẩn ngành về vùng nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và sạch bệnh đối với các cơ sở nuôi công nghiệp.
Ngành chế biến nông sản là một trong những ngành sản xuất chủ lực của Thái Lan. Tuy nhiên việc tăng năng suất cây trồng cũng đi liền với việc sử dụng chưa hợp lý quỹ đất, rừng, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng nông sản xuất khẩu, môi trường sinh thái ở nông thôn và sức khỏe của bà con nông dân. Trong thương mại quốc tế, việc lạm dụng quá mức thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan đã gặp phải phản ứng của Nhật Bản bằng việc hạn chế nhập khẩu rau quả. Chính vì vậy, từ năm 1992, Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao khả năng đáp ứng các quy định môi trường của nước nhập khẩu như ban hành các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm như gạo, cà phê, kiểm soát chặt chẽ nguồn thuốc trừ sâu và phân bón, quy định mức sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, giảm trợ cấp trong nông nghiệp.
82