Cùng với pháp luật của quốc gia và điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế với tư cách là nguồn luật. Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Như vậy, không phải bất cứ tập quán thương mại nào cũng có thể được coi là nguồn luật thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi nó thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định.
Cơ sở pháp lý để xác định tập quán thương mại quốc tế là nguồn của luật thương mại quốc tế:
- Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục;
- Tập quán thương mại phải có nội dung cụ thể rõ ràng;
- Tập quán thương mại phải là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại quốc tế;
- Tập quán thương mại phải được đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế biết và chấp nhận.
Về giá trị pháp lý, tập quán thương mại quốc tế không giống với luật quốc gia và điều ước quốc tế về thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý trong thương mại quốc tế ở các trường hợp sau: tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng; tập quán thương mại được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng; tập quán thương mại quốc tế được luật
24
trong nước quy định áp dụng; cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ.[10]
Bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế được đề cập gián tiếp trong các tập quán thương mại quốc tế khác nhau ví dụ như: Các tập quán quốc tế về luật biển. Điều kiện thương mại quốc tế Incoterms, trong các hợp đồng mua bán, việc sử dụng Incoterms làm nguồn tham chiếu cơ bản là điều rất cần thiết. Incoterms không đề cập tới giá hàng, quy cách phẩm chất bao bì, đóng gói; phương thức thanh toán; khi nào quyền sở hữu chuyển từ người bán sang người mua; nguồn luật áp dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp; hậu quả của việc vi phạm hợp đồng mà chỉ phân chia rủi ro giữa hai bên trong vấn đề giao hàng. Incoterms không phải là văn bản luật mà chỉ là những khuyến nghị dưới dạng tập quán thương mại phổ biến trên toàn thế giới, chỉ có giá trị khi các bên tự nguyện áp dụng và ghi rõ trong hợp đồng.
Quan điểm của Việt Nam về tập quán quốc tế nhìn chung đều thống nhất việc áp dụng tập quán theo nguyên tắc: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán... tập quán... không được
trái với những nguyên tắc, quy định trong Bộ luật này.” [23]
Việc áp dụng tập quán quốc tế được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật thương mại 2005 về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” [26]
1.3.4. Án lệ
Án lệ được hiểu là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật do tòa án hoặc cơ quan trọng tài ban hành. Ở các nước phát triển và các nước thuộc hệ
25
thống Common law, án lệ có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế, thương mại.
Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết tranh chấp về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế:
Ví dụ: Án lệ WTO Vụ Nhật Bản – Các sản phẩm nông nghiệp, một biện pháp SPS tạm thời phải đáp ứng các yêu cầu: được áp dụng trong các trường hợp mà “các thông tin khoa học liên quan chưa đầy đủ”; phải được xây dựng “trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy sẵn có”; nước áp dụng phải nỗ lực “tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết để có đánh giá rủi ro khách quan hơn”; Phải được xem xét lại “sau một khoảng thời gian hợp lý”.
Án lệ WTO Vụ “Úc – Cá hồi”, một biện pháp SPS sẽ bị xem là “hạn chế thương mại” trên mức cần thiết nếu tồn tại một biện pháp SPS khác đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: có thể áp dụng được (có thể tính đến tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế); cho phép đạt được mục tiêu bảo vệ về vệ sinh dịch tễ ở mức độ phù hợp; rõ ràng là ít hạn chế thương mại hơn biện pháp SPS đang được xem xét.
Cho đến nay, pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng cũng chỉ mới thừa nhận nguồn của luật bao gồm: các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các tập quán quốc tế được Việt Nam thừa nhận. Án lệ chưa được coi là nguồn luật nói chung cũng như nguồn của luật thương mại nói riêng.
Tóm lại: Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường giúp luận văn có cái nhìn sâu hơn, tổng thể hơn về quá trình bảo vệ môi trường, làm cơ sở lý luận cho công tác nghiên cứu các quy định thực tế của WTO, quy định của một số điều ước quốc tế đa phương và pháp luật một số nước trên thế giới về bảo vệ môi trường ở Chương 2.
26
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ