Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 59)

Ô dôn nằm trong tầng bình lưu cách mặt đất từ 10 đến 50 km. Các phân tử ô dôn được hình thành từ ba nguyên tử ôxy. Tầng ô dôn có vai trò đặc biệt trong việc

54

bảo vệ mặt đất khỏi những tác động có hại của tia cực tím. Do đó, bất kỳ sự suy giảm nào của ô dôn trên tầng bình lưu cũng có thể gây ra bức xạ của tia cực tím đến bề mặt trái đất. Bức xạ của tia cực tím lên bề mặt trái đất có thể gia tăng bệnh ung thư da, giảm khả năng miễn dịch, tăng các bệnh về mắt...

Năm 1928, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các chất Chlorofluorocarbon được tìm thấy trong hoá chất, bột giặt, tủ lạnh, máy điều hoà, dung môi, chất cứu hoả... có thể tồn tại rất lâu và khi những chất này bay đến tầng bình lưu thì chúng có khả năng phá huỷ tầng ô dôn. Năm 1985, thông qua thực nghiệm, các nhà khoa học khẳng định rằng có "lỗ thủng ô dôn" tại Nam Cực và có chiều hướng ngày càng lớn. Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô dôn được ký kết. Nghị định thư được xây dựng một cách rất linh hoạt trong đó có quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng ô dôn (ODS). Nghị định thư này có hiệu lực vào ngày 01/01/1989 với sự tham gia của 29 nước và Cộng đồng Châu Âu, chiếm khoảng 82% lượng tiêu thụ toàn thế giới của các chất gây tổn hại đến tầng ô dôn.

Cốt lõi của Nghị định thư này là cơ chế giám sát sản xuất và tiêu thụ các ODS. Nghị định thư quy định 3 nhóm sản phẩm cần kiểm soát là các ODS, các sản phẩm có chứa ODS, các sản phẩm trong quá trình sản xuất có sử dụng nhưng thành phần cuối cùng không có các ODS. Ban đầu, Nghị định thư đưa tám hoá chất vào danh mục kiểm soát trong đó gồm có 5 chất chlorofluorocarbons (CFC) và 3 chất halon. Cả sản xuất và tiêu thụ các chất CFC phải được cắt giảm 50% từ năm 1986 đến năm 1998, trong khi đó sản xuất và tiêu thụ 3 chất halon kể từ năm 1993 phải dừng ở năm 1986. Lịch trình cắt giảm cụ thể cho từng năm cũng được đưa ra. Bốn lần sửa đổi của Nghị định thư đã liên tục đưa ra thời hạn và mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với các chất làm suy giảm tầng ô dôn khác.

Các biện pháp thương mại được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được lịch trình xoá bỏ ODS. Các biện pháp này gồm có việc kiểm soát thương mại giữa các nước thành viên thông qua công thức tính tiêu thụ ODS:

55

Sản xuất cộng nhập khẩu trừ đi lượng xuất khẩu (xuất nhập khẩu các ODS tái sử dụng được khuyến khích, do đó không tính vào lượng tiêu thụ ODS); cấm nhập khẩu ODS và các sản phẩm có chứa ODS từ các nước không phải thành viên, cấm xuất khẩu ODS cho các nước không phải thành viên; thoả thuận hệ thống cấp phép cho thương mại các ODS giữa các nước thành viên nhằm tránh thương mại phi pháp, tự nguyện thông báo các sản phẩm có chứa ODS mà một thành viên không muốn nhập khẩu.

Nghị định thư có một số các quy định chính như sau:

Đưa ra thời hạn cắt giảm và xoá bỏ 96 ODS; các nước đang phát triển có giai đoạn chuyển đổi 10 năm. Nghị định thư cũng cho phép các nước đang phát triển có thể sản xuất trên 15% mức họ đã đưa ra cam kết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cơ bản của các nước đang phát triển.

Ngoài ra, Nghị định thư cũng có những quy định nhằm hợp lý hoá ngành công nghiệp sản xuất các chất có hại này bằng cách cho phép các bên tham gia chuyển đổi sản xuất cho nhau. Kể từ năm 1993, xuất khẩu từ một nước tham gia Nghị định thư vào một nước không tham gia cũng bị tính vào tổng lượng tiêu thụ chung của nước tham gia nhằm khuyến khích các nước xuất khẩu thuyết phục các nước bạn hàng của mình cùng tham gia vào Nghị định thư.

Nghị định thư không quy định các chính sách và biện pháp cụ thể nào nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Do đó, tại các bên tham gia áp dụng rất nhiều các biện pháp chính sách khác nhau nhằm thực hiện nghĩa vụ của Nghị định thư bao gồm: thuế cho các chất làm suy giảm tầng ô dôn, định lượng sản xuất, hạn ngạch nhập khẩu (trong một số trường hợp có thể chuyển nhượng được), cấm nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu và sản xuất, yêu cầu nhãn mác sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, cấm tiêu thụ, các thoả thuận tự nguyện với ngành công nghiệp, và phát triển các vật liệu thay thế. Các biện pháp thương mại được áp dụng trong các biện pháp chính sách hỗn hợp nhằm kiểm soát sản xuất và tiêu thụ trong nước cũng như xuất nhập khẩu. [16]

56

Cho đến nay, Nghị định thư Montreal được đánh giá là Hiệp định đa phương về môi trường thành công nhất. Theo báo cáo gần đây của UNEP, Nghị định thư Montreal đã góp phần làm giảm 88% ODS và 84% các chất halons (so với mức giữa những năm 1980) [48]. Với tốc độ này, hy vọng đến khoảng năm 2050 lỗ hổng ô dôn tại Nam Cực sẽ được hồi phục. Cùng với sự tham gia của hơn 180 nước, cho tới nay chỉ có một số rất ít nước với khoảng 100 triệu người dân không tham gia Nghị định thư Montreal. Không có nước nào trong số này là nước sản xuất hay tiêu thụ chính các ODS. Đa số đều là những nước nhỏ hoặc mới thành lập. Tất cả các nước thành viên của WTO đều tham gia Nghị định thư Montreal.

Một phần của tài liệu Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)