và việc tiêu hủy chúng (BASEL)
Vào cuối những năm 1980, những quy định chặt chẽ về môi trường tại các nước công nghiệp phát triển dẫn đến chi phí xử lý rác thải nguy hiểm tăng đột biến. Để tiết kiệm chi phí xử lý rác thải, các nhà kinh doanh của các nước này đã vận chuyển rác thải nguy hiểm sang các nước đang phát triển và các nước Đông Âu. Khi các hoạt động này bị tiết lộ và ngày càng trở nên nghiêm trọng, Công ước Basel ra đời vào năm 1989 tại Basel, Thuỵ Sỹ trước sự lên tiếng của các nước đang phát triển trước tình hình bị các nước phát triển biến thành “bãi rác thải độc hại”. Năm 1992, Công ước Basel chính thức có hiệu lực. Năm 1995, bổ sung danh mục cấm xuất khẩu các chất thải độc hại vì bất kỳ lý do nào từ các nước thành viên liên minh Châu Âu (EU), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tới tất cả các thành viên khác của Công ước.
Nhằm đạt được mục đích giảm khối lượng, độ độc hại của các chất thải được sản sinh, khuyến khích huỷ bỏ chất thải càng gần nơi sản sinh càng tốt, bảo đảm cho chất thải được quản lý một cách tốt nhất để bảo vệ môi trường, ngay từ lời nói đầu của Công ước đã thể hiện:
Tuy không cấm buôn bán các chất này nhưng đặt ra những yêu cầu về buôn bán, nhất là các yêu cầu về thông tin. Công ước đề ra bổn phận cho từng nước là phải cấm xuất khẩu bất cứ chất thải nguy hại nào, trừ trường hợp các nhà chức trách
57
có thẩm quyền về quản lý chất nguy hại của nước nhập khẩu đồng ý bằng văn bản về việc nhập khẩu các chất này và phải có đảm bảo là nước nhập khẩu sẽ có những biện pháp thích hợp để khử bỏ chất thải. Công ước còn có các điều khoản về thông báo, hợp tác về các vấn đề trách nhiệm pháp lý, truyền đạt những thông tin chủ yếu... [5]
Công ước nhìn nhận rằng, những thiệt hại mà các phế thải nguy hiểm và các phế thải khác cũng như việc vận chuyển chúng qua biên giới có thể gây ra đối với sức khỏe con người và môi trường. Việc sản xuất ra nhiều phế thải nguy hiểm và các phế thải khác và việc vận chuyển chúng qua các biên giới là đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe con người. Công ước yêu cầu các quốc gia phải giám sát để bảo đảm rằng những người sản xuất phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hại hiểm ác và các loại phế thải khác một cách phù hợp với việc bảo vệ môi trường, bất kể nơi tiêu hủy chúng ở đâu. Các quốc gia có quyền cấm việc đưa vào hoặc tiêu hủy các phế thải của nước ngoài trên lãnh thổ nước mình.
Năm 1998, nhóm công tác kỹ thuật của Công ước Basel đã thống nhất danh mục phân loại các chất thải độc hại và không độc hại. Danh mục này được các nước thành viên thông qua và từ đó làm rõ phạm vi điều chỉnh của Công ước.
Năm 1999, Tuyên bố Bộ trưởng (Tuyên bố Basel) đã đưa ra phương hướng hoạt động cho thập kỷ tiếp theo. Trong suốt thập kỷ đầu tiên (1989 đến 1999), Công ước cơ bản đưa ra một khung pháp lý kiểm soát sự di chuyển "xuyên qua biên giới" của các chất thải nguy hiểm. Công ước cũng phát triển tiêu chí "quản lý môi trường bền vững".
Một hệ thống kiểm soát dựa trên các thông báo trước bằng văn bản cũng được đưa vào sử dụng. Giai đoạn 2000 đến 2010, Công ước sẽ xây dựng khuôn khổ nhằm thực thi đầy đủ các cam kết. Mặt khác, Công ước cũng sẽ tập trung làm giảm thiểu việc sản xuất ra các chất thải độc hại cả về mặt số lượng lẫn mức độ độc hại. Hội nghị Bộ trưởng tháng 12 năm 1999 đã đặt ra các hoạt động cho giai đoạn này như sau: Chủ động phát triển và sử dụng công nghệ và phương pháp sản xuất sạch hơn;
58
tiếp tục giảm vận chuyển các chất thải và chất thải độc hại; ngăn chặn và giám sát buôn lậu; tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế đến thông qua công nghệ phù hợp, đặc biệt cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi; phát triển hơn nữa các trung tâm đào tạo chuyển giao công nghệ vùng và tiểu vùng.
Một số quy định liên quan đến thương mại trong Công ước cụ thể như sau: Điều 4 của Công ước quy định các bên tham gia có quyền cấm nhập khẩu các chất thải độc hại. Đối với các chất thải mà một bên tham gia không cấm nhập khẩu một cách cụ thể thì bên tham gia xuất khẩu sẽ cấm xuất khẩu nếu nước nhập khẩu không có văn bản cụ thể đồng ý nhập khẩu;
Nước xuất khẩu cũng có thể cấm xuất khẩu nếu họ có đủ bằng chứng cho thấy nước nhập khẩu không thể xử lý một cách bền vững với môi trường;
Công ước cũng cấm xuất nhập khẩu chất thải độc hại với các nước không phải thành viên của Công ước, không được xuất khẩu rác thải đến vùng Nam Cực và cần phải đáp ứng các yêu cầu về nhãn mác, đóng gói và vận chuyển các chất thải độc hại;
Các nước xuất khẩu phải được sự chấp thuận của nước nhập khẩu. Nước xuất khẩu phải có trách nhiệm nhập khẩu lại nếu rác thải không được xử lý một cách bền vững với môi trường. [5]
Cũng tương tự như các Hiệp định đa phương về môi trường khác, Công ước Basel quy định các tranh chấp phải được giải quyết thông qua tham vấn và đàm phán trước khi đưa ra trọng tài hay toà án quốc tế.