TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VÀ CÔNG TÁC XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN HÌNH SỰ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43)

HÌNH SỰ TẠI TỈNH THỪA THIÊN- HUẾ TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2000

2.2.1. Tình hình tội phạm

Về tình hình an ninh chính trị, tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, có một số sự việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo. Nhưng về mặt trật tự trị an xã hội thì Thừa Thiên- Huế là một tỉnh có tình hình trật tự trị an khá tốt. Theo số liệu thống kê của ngành Toà án, hằng năm, tại Thừa Thiên- Huế số lượng các vụ án hình sự mà các Toà án thụ lý khoảng hơn 500 vụ án ( như năm 1998: 511 vụ/793 bị cáo, 1999: 518 vụ/701 bị cáo, 2000: 417 vụ/ 640 bị cáo ) chiếm khoảng 01% của cả nước (các Toà án cả nước đã thụ lý 1998: 50.509 vụ/78.638 bị cáo; 1999: 54.159 vụ/83.069 bị cáo) và cũng tương đương với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tại khu vực miền Trung như thành phố Đà Nẵng (năm 2000 là 422 vụ/726 bị cáo).

Từ năm 1995 đến năm 2000, tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, không xảy ra các tội phạm về an ninh quốc gia có mục đích chống chính quyền, không có các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức, không có các băng nhóm xã hội đen hoạt động. Các loại tội xảy ra nhiều là những tội phạm trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng. Những tội phạm nghiêm trọng như cướp của, giết người xảy ra không nhiều, các tội phạm giết người thường do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn nhau trong cuộc sống không mang tính chất tinh vi hoặc có tổ chức. Các tội phạm về tham nhũng ít và mức độ tài sản chiếm đoạt không quá lớn. Đặc biệt, các tội phạm về ma tuý xảy ra ít, quy mô nhỏ và hầu hết là những hành vi liên quan việc mua, bán hoặc tổ chức sử dụng cần sa, thuốc phiện, cho đến nay chỉ mới phát hiện và xử lý một vụ mua bán heroin với số lượng nhỏ.

Nhưng đối với các loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chiếm đoạt tài sản, số vụ án xảy ra ít , nhưng số tài sản chiếm đoạt trong một số vụ án rất lớn, từ vài trăm triệu đến một, hai tỷ đồng nên đã gây ảnh hưởng khá lớn đến tình hình trật tự trị an ở địa phương và đời sống của nhiều người. Ngoài ra, mặc dù các cơ quan chức năng đã cố gắng để tuyên truyền, giáo dục cũng như xử lý một cách ngiêm minh các hành vi vi phạm, nhưng các loại tội phạm về trật tự an toàn giao thông vận tải ngày càng tăng.

2.2.2. Công tác xét xử

2.2.2.1. ƢU ĐIỂM:

Để góp phần giữ gìn trật tự trị an ở địa phương, thực hiện nhiệm vụ xét xử của mình, từ năm 1995 đến năm 2000, các Toà án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế đã thụ lý tổng cộng: 2487 vụ án với 3859 bị cáo. Giải quyết được: 2462 vụ, 3820 bị cáo; trong đó đã xét xử: 2116 vụ, 3199 bị cáo; trả hồ sơ cho Viện kiểm sát: 322 vụ, 577 bị cáo; đình chỉ: 24 vụ, 44 bị cáo. Cụ thể:

Trong các Toà án, Toà án nhân dân thành phố Huế, hàng năm có số vụ án phải xét xử lớn nhất, cụ thể: 1995: 111 vụ/293 = 37,9%; 1996: 123 vụ /321 = 38,3%; 1997: 131 vụ /361 = 36,3%; 1998: 152 vụ /416 = 36,5%; 1999: 146 vụ /393 = 37,2%; 2000: 130 vụ/332 = 39,2%. Còn các Toà án các huyện miền núi có số vụ án xét xử rất ít, như Toà án nhân dân huyện A Lưới: 1995: 5 vụ; 1996: 4 vụ; 1997: 6 vụ; 1998: 5 vụ; 1999: 14 vụ; 2000: 4 vụ.

Trong tổng số những vụ án mà các Toà án đã thụ lý và giải quyết hàng năm, các loại tội phạm chiếm tỉ lệ cao là:

- Trộm cắp tài sản của công dân: chiếm tỉ lệ khoảng 25% - Cố ý gây thương tích: chiếm tỉ lệ khoảng 17%

- Gây rối trật tự công cộng: chiếm tỉ lệ khoảng 12%

Bảng2: SỐ ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)