KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY TOÀ ÁN Ở THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)

MÁY TOÀ ÁN Ở THỪA THIÊN- HUẾ

2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Thừa Thiên- Huế

Thừa Thiên- Huế là một tỉnh thuộc khu vực miền Trung của nước ta, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông, có diện tích: 5.054 km2, số dân: 1.064.000 người [5, tr. 200 ]. Thừa Thiên- Huế có tỉnh lỵ là thành phố Huế và có 8 huyện là Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thuỷ, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới và Nam Đông(A Lưới và Nam Đông là hai huyện miền núi). Thừa Thiên- Huế có địa hình tự nhiên khá phong phú, đa dạng gồm cả vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng và vùng ven biển (với chiều dài bờ biển là 126 km). Thừa Thiên- Huế nằm trong khu vực có khí hậu nóng ẩm, mùa hè nắng nóng kéo dài, mùa mưa mưa nhiều và thường xảy ra bão lụt. Về dân cư, Thừa Thiên- Huế có nhiều thành phần dân tộc, chiếm đa số là người dân tộc Kinh, ngoài ra còn có người thuộc dân tộc CơTu, Tà Ôi, Vân Kiều.

Về kinh tế, từ năm 1995 đến năm 2000, Thừa Thiên- Huế luôn giữ được sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6,3%; năm 2000, thu nhập bình quân đầu người đạt 376USD/người [5, tr. 20 ]. Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì kinh tế của Thừa Thiên- Huế phát triển chưa mạnh, đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Một trong những lý do khách quan là vì Thừa Thiên- Huế là địa phương tài nguyên thiên nhiên ít; giao thông vận tải chưa phát triển, nên khó phát triển các ngành công nghiệp cũng như thương mại và dịch vụ. Về nông

nghiệp, với đặc điểm là tỉnh có vùng đồng bằng hẹp, thời tiết thường biến động nên chăn nuôi và trồng trọt gặp nhiều khó khăn.

Về tiềm năng, Thừa Thiên- Huế có tiềm năng lớn về du lịch với thành phố Huế được công nhận là di sản văn hoá của thế giới. Tiềm năng về văn hoá của Thừa Thiên- Huế cũng rất quan trọng, với Đại học Huế có nhiều trường, nhiều khoa, đào tạo nhiều ngành nghề với số sinh viên hàng năm theo học khoảng 30.000 người, Thừa Thiên- Huế trở thành trung tâm đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học cho khu vực miền Trung. Một tiềm năng quan trọng nữa của Thừa Thiên- Huế là có bờ biển dài 126 km với diện tích đầm phá khá lớn, có điều kiện để nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư khá nhiều để khai thác các tiềm năng này, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

Thừa Thiên- Huế còn là trung tâm của hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Thiên chúa giáo, là một trong những điểm nóng của cả nước về tình hình an ninh chính trị.

2.1.2. Tổ chức bộ máy Toà án tại tỉnh Thừa Thiên- Huế

Tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân, các toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện bao gồm Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế, Toà án nhân dân thành phố Huế và 8 toà án huyện là Toà án nhân dân huyện Phong Điền, huyện Quảng điền, huyện Hương Trà, huyện Phú Vang, huyện Hương Thuỷ, huyện Phú Lộc, huyện A Lưới và huyện Nam Đông. Số lượng công chức của các toà án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế cụ thể như sau (số liệu năm 2000):

Về biên chế của các Toà án như trên, cơ bản là phù hợp với lượng án mà các toà phải giải quyết. Tuy nhiên, đối với Toà án nhân dân thành phố Huế có số lượng án các loại hàng năm rất lớn, nên với biên chế về số thẩm phán và thư ký như trên thì không đủ để giải quyết hết các vụ án. Do đó, hàng năm Bộ Tư pháp đều phải tăng cường thêm một số thẩm phán ở các huyện lên để giúp Toà án nhân dân thành phố Huế.

Trong tất cả các thẩm phán có trình độ đại học nói trên của toàn tỉnh thì chỉ có 3 thẩm phán có trình độ cử nhân luật hệ chính quy, còn lại đều

Bảng 1: TOÀ ÁN BIÊN CHẾ THẨM PHÁN THƯ KÝ Số lượng Trình độ chuyên môn Số lượng Trình độ chuyên môn Đại

học Chưa có bằng đại học Đại học bằng đại học Chưa có

Tỉnh 41 11 11 0 13 12 1 Thành phố Huế 21 7 6 1 10 8 2 Phong Điền 5 4 3 1 1 1 0 Quảng điền 6 3 3 0 2 2 0 Hương Trà 7 3 3 0 4 4 0 Phú Vang 7 4 4 0 2 2 0 Hương Thuỷ 7 4 4 0 3 3 0 Phú Lộc 7 2 2 0 4 3 1 A Lưới 5 2 1 1 2 2 0 Nam Đông 4 2 1 1 2 1 1

thuộc hệ tại chức hoặc chuyên tu hoặc có trình độ tương đương. Đối với toà án ở hai huyện miền núi là A Lưới và Nam Đông, có 2 thẩm phán người dân tộc thiểu số. Về thẩm phán nữ thì: Toà án nhân dân thành phố Huế: 02, huyện Hương Thuỷ: 01, huyện Quảng Điền 02, huyện Phú Vang: 01. Về độ tuổi, các thẩm phán của các Toà án nhân dân trong tỉnh thừa Thiên- Huế đều đã trên 30 tuổi, các thư ký thì hầu hết còn trẻ.

Tổ chức của Toà án nhân dân tỉnh gồm 01 Chánh án, 01 Phó chánh án và 09 thẩm phán. Để giải quyết các loại án, Toà án nhân dân tỉnh có 05 Toà chuyên trách là Toà Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kinh tế, Lao động ngoài ra còn có 02 phòng là Phòng giám đốc- kiểm tra và Văn phòng. Toà Hình sự có 01 Chánh toà, 01 Phó chánh toà , 01 thẩm phán và 04 thư ký. Nhưng để đảm bảo việc xét xử các vụ án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, lãnh đạo cơ quan còn thường xuyên tăng cường một số thẩm phán ở các toà chuyên trách khác sang xét xử giúp Toà hình sự một số vụ án.

Đối với các toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân huyện Quảng điền, Nam Đông chỉ có một Chánh án và các thẩm phán, còn các toà án còn lại có một Chánh án, một Phó chánh án và các thẩm phán. Các Toà án nhân dân huyện đều không có các bộ phận chuyên trách để xét xử từng loại án, mà các thẩm phán đều được phân công xét xử cả án hình sự, dân sự, hành chính ...

Ngoài ra, trong công tác xét xử của Toà án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, còn có sự tham gia của các hội thẩm nhân dân, lực lượng hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau. Số lượng hội thẩm nhân dân của các Toà án: Toà án nhân dân tỉnh: 25 người, Toà án nhân dân thành phố Huế: 23 người, Toà án nhân dân huyện A lưới: 17 người, huyện Quảng Điền: 13 người, các toà án huyện khác mỗi huyện 15 người.

Về thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân các cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, theo quy định tại điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự: các toà án cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt từ 07 năm tù trở xuống, trừ những tội nhất định (đã nêu tại phần 1.4 luận văn này). Còn Toà án nhân dân tỉnh có thẩm quyền xét xử những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới mà Toà án tỉnh lấy lên để xử.

Về cơ sở vật chất để đảm bảo cho việc xét xử của các Toà án, từ năm 1995 đến năm 2000 hầu hết trụ sở của các Toà án tại tỉnh Thừa Thiên- Huế đều đã xuống cấp, kiến trúc không phù hợp cho hoạt động chuyên môn, chỉ mới có một số Toà án nhân dân huyện đã xây lại trụ sở mới. Về kinh phí, kinh phí hoạt động nghiệp vụ của nhiều Toà án được Bộ Tư pháp cấp còn ít, không đủ để chi cho hoạt động nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39 - 43)