SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 38)

XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Luật tố tụng hình sự ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Ở nước ta, cùng với sự ra đời của Nhà nước đầu tiên - Nhà nước Văn Lang, luật tố tụng hình sự cũng hình thành. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu pháp luật ở nước ta từ giai đoạn trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ X sau Công nguyên còn rất nhiều hạn chế, vì không có các tài liệu nói về pháp luật giai đoạn này. Theo một số nhà nghiên cứu thì pháp luật thời kỳ này mang tính chất luật tục [ 35, tr. 15,36 ]

Từ thế kỷ thứ X, vào năm 1002 Lê Hoàn bắt đầu định luật lệ, tức nước ta đã có luật thành văn [ 35 , tr. 48 ] và đến thời Lý- Trần (thế kỷ XI - đầu thế kỷ XV), hoạt động lập pháp của Nhà nước ta đã bắt đầu phát triển. Năm 1042, Lý Thái Tông cho ban hành quyển Hình thư; khoảng năm 1341, Trần Dụ Tông cũng cho ban hành quyển Hình thư. Với sự xuất hiện của luật thành văn thời kỳ này, thì chắc chắn đã có một số quy định cụ thể về tố tụng hình sự. Do các bộ luật thời nhà Lý, nhà Trần bị quân xâm lược nhà Minh cướp mất nên chúng ta không có điều kiện để nghiên cứu cụ thể các quy định của pháp luật

tố tụng hình sự nói chung, thủ tục xét xử nói riêng trong thời kỳ này. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu thì, dưới thời Trần thể lệ xét xử đã được quy định cụ thể, các cơ quan tư pháp đã được thành lập [ 35, tr. 69 ].

Vào thời nhà Lê (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII), chế độ phong kiến nước ta phát triển mạnh, đạt trình độ cao trong lịch sử của nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam. Đây là mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Trong thời kỳ này, pháp luật được coi trọng, hoạt động lập pháp được chú trọng nhiều, với sự ban hành nhiều luật lệ như Quốc triều hình luật, Hồng Đức thiện chính thư, Khám tụng điều lệ... Quốc triều hình luật là bộ luật tổng hợp với phạm vi điều chỉnh rất rộng trong đó có những quy dịnh khá chặt chẽ về thủ tục tố tụng. Ngoài ra, với sự ban hành quyển Khám tụng điều lệ, cho thấy sự chú trọng đến thủ tục tố tụng của thời kỳ này. Nghiên cứu Quốc triều hình luật, Khám tụng điều lệ, Hồng Đức thiện chính thư, cho thấy:

Thứ nhất, mặc dù không có quy phạm định nghĩa về thủ tục xét xử,

nhưng Điều 671 Quốc triều hình luật đã có những quy định về thời hạn xét xử như: “Việc trộm cướp thì xét trong ba tháng...”, về thủ tục điều tra, xét hỏi, giam giữ và vấn đề bào chữa của bị cáo: “Nếu tội nhân không chịu nhận tội thì cho phép được bào chữa rồi phải xét lại kỹ càng” (Điều 694 Quốc triều hình luật ), đã có quy định về việc thu thập chứng cứ như: “70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống thì không được tra tấn mà phải dựa vào lời khai của nhân chứng để định tội (Điều 665 Quốc triều hình luật), “Những người thân tình hoặc có thù oán thì không cho làm chứng” (Điều 714 Quốc triều hình luật). Đáng chú ý, pháp lụât thời kỳ này rất coi trọng công tác khám nghiệm nhằm thu thập chứng cứ như Đoạn 181 Hồng Đức thiện chính thư quy định: “đối với những việc cần khám nghiệm mà không khám nghiệm để không tìm ra được sự thật thì sẽ bị tội” [ 34 , tr. 75 ].

Thứ hai,, đã có những quy định cụ thể về bản án: “Các quan xử án,

lệnh ...” (Điều 683 Quốc triều hình luật), Nếu phát hiện bản án có sai lầm thì thời hạn để cải chính là 5 ngày (Điều 712 Quốc triều hình luật)

Thứ ba, thời kỳ này đã có những quy định về phân cấp xét xử: “Việc

rất nhỏ, đến kiện ở xã quan; việc nhỏ, đến kiện ở lộ quan; việc trung bình, đến kiện ở phủ quan; ...; còn việc lớn thì phải đến kinh; ... Nếu xã quan xử đoán không hợp lẽ thì kêu đến quan huyện; quan huyện xử đoán không hợp lẽ thì kêu đến quan lộ” (Điều 15, chương đoán ngục, Quốc triều hình luật ).

Thứ tư, đã có những quy định nhằm hạn chế bớt việc các vụ án đã

được xét xử rồi nhưng vẫn còn khiếu nại, kháng cáo lên các cấp xét xử cao hơn như: “Các vụ kiện hoặc đã do xã trưởng hay do quan phủ huyện xét xử rõ sự thật, xử cho bên có lẽ phải được kiện mà bên thua không kháng cáo trong kỳ hạn hay là đưa đơn kháng cáo mà không đợi xử lại, lại cố chấp mà cường tranh thì ... theo luật mà bắt phạt kẻ trái phép”(Đoạn 9 Hồng Đức Thiện chính thư), hoặc “ hễ ba lần xét đoán đều như nhau, không có tình tiết hợp nhau, lập tức ngừng và bác đi” (Khám tụng điều lệ- phần thông lệ về khám tụng), hoặc chỉ cho phép những vụ án có tính chất nghiêm trọng đến mức độ nào đó mới được kháng cáo lên cấp cao hơn: “Quan trấn ty khám các vụ trộm cướp, cờ bạc tang vật từ 5 quan trở lên, đánh trượng từ 60 trượng trở lên, nếu chưa phục xử mới cho phúc trình tại quan ngự sử.” (Khám tụng điều lệ- phần thông lệ về khám tụng).

Vào thời nhà Nguyễn (từ 1802 đến trước khi thực dân Pháp xâm lược 1858), để củng cố Nhà nước quân chủ chuyên chế, nhà Nguyễn cũng đã có những quan tâm đến việc xây dựng pháp luật, tiêu biểu là việc ban hành bộ Hoàng triều luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long). Trong đó, những quy định về tố tụng chủ yếu được đề cập tại quyển 19 và quyển 20, nhưng không đề cập đến vấn đề phân cấp xét xử.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu lịch sử thời kỳ này cho thấy, nhà Nguyễn cũng đã có sự phân cấp xét xử. “Ở cấp xã, Xã trưởng (Lý trưởng) chịu trách

nhiệm giải quyết những vụ việc kiện cáo lặt vặt. Ở cấp phủ, huyện, Tri phủ, Tri huyện chịu trách nhiệm giải quyết những vụ án xảy ra trong địa hạt của họ. Ở cấp tỉnh có Ty án sát do quan án sát phụ trách chịu trách nhiệm về hình án. Mỗi cấp có thẩm quyền giải quyết khác nhau, “Những án phủ, huyện xét xử mà đương sự chưa phục tình thì được chống án lên ty Án Sát xin xét; ty Án Sát xét xử mà đương sự vẫn chưa phục tình, thì do Tổng đốc, Tuần phủ xét lại, ...” (Quốc sử quán triều Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên) [ 38, tr. 155 ].

Trong giai đoạn 1858 - 1945, nước ta bị thực dân Pháp xâm lược và cai trị. Thực dân Pháp dùng pháp luật để áp bức, bóc lột nhân dân ta. Pháp luật thời kỳ này ngoài pháp luật của nhà Nguyễn, thực dân Pháp còn đưa pháp luật của Pháp vào áp dụng tại Việt Nam và tuỳ từng vùng, từng người mà có quy chế pháp lý khác nhau. Có hai hệ thống Tòa án là hệ thống các Tòa án Pháp và hệ thống các Tòa án Việt Nam. Tòa án Pháp được thiết lập ở Nam Kỳ và một số thành phố nhượng địa như Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, các Tòa án này áp dụng pháp luật của thực dân Pháp để xét xử. Các Tòa án Việt Nam chỉ hoạt động ở Trung kỳ và Bắc kỳ, có thẩm quyền giải quyết những vụ việc tranh tụng giữa những người Việt Nam với nhau. Giai đoạn đầu, các Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật của Triều Nguyễn trước đây để xét xử. Đến thập niên 20, 30 thế kỷ 20, dưới áp lực của thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã ban hành những bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực ở Trung kỳ và Bắc kỳ.

Tổ chức và hoạt động của các Tòa án ở Trung kỳ và Bắc kỳ có khác nhau, nhưng cơ bản là chia làm 3 cấp: Tòa án sơ cấp (được thành lập ở cấp phủ, huyện), Tòa án đệ nhị cấp (cấp tỉnh) và Tòa án đệ tam cấp ( ở Bắc kỳ là Tòa thượng thẩm đóng ở Hà Nội, ở Trung kỳ là Bộ hình). Việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự , bao gồm cả tiểu hình và đại hình, do các Tòa án đệ nhị cấp thực hiện. Việc xét xử thời kỳ này là nhằm bảo vệ quyền lợi của thực

dân Pháp và chế độ phong kiến triều Nguyễn, Tòa án nắm giữ cả hoạt động điều tra, buộc tội và xét xử, quyền bào chữa cũng như các quyền và lợi ích chính đáng khác của người dân không được quan tâm bảo vệ.

Từ tháng 8/1945, với thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng tháng Tám, lịch sử dân tộc Việt Nam nói chung, lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam nói riêng, bước sang trang mới. Song song với việc xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, Nhà nước ta đã khẩn trương bắt tay vào xây dựng hệ thống pháp luật cách mạng. Trong những ngày đầu nắm chính quyền , do chưa thể ban hành ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 về việc tạm thời sử dụng một số luật lệ cũ của chế độ thực dân Pháp với điều kiện “ không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chình thể dân chủ cộng hòa” (Điều 12 của Sắc lệnh); đồng thời, Nhà nước ta cũng đã khẩn trương xây dựng hệ thống pháp luật mới.

Ngày 09/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước ta, Hiến pháp năm 1946, mang tính dân tộc, dân chủ, nhân dân. Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1946, và Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 về cách tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán, lần đầu tiên hệ thống các cơ quan tư pháp của nước Việt Nam độc lập và có chủ quyền đã được chính thức hình thành, hoạt động tư pháp được tách khỏi hoạt động hành chính (Điều 47 Sắc lệnh số 13) và thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự chính thức được quy định ở nước ta.

Theo quy định của Sắc lệnh số 13, hệ thống Tòa án ở nước ta gồm: Tòa án sơ cấp (ở cấp quận), Tòa án đệ nhị cấp (ở các tỉnh), Tòa thượng thẩm (gồm 3 Tòa ở Nam kỳ, Bắc kỳ và Trung kỳ). Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là Tòa án đệ nhị cấp. Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đã được quy định khá cụ thể và rõ ràng, và có một số đặc điểm đáng lưu ý là : khi xét xử các vụ án hình sự có sự tham gia của phụ thẩm nhân dân

(Điều17,điều 28); các luật sư có quyền biện hộ trước tòa (Điều 46); hoạt động công tố vẫn nằm trong Tòa án (do Biện lý, Chưởng lý, Phó Chưởng lý hay Tham lý thực hiện).

Sau năm 1954, với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959, thủ tục tố tụng hình sự nói chung và thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng có nhiều đổi mới và đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, các cơ quan tư pháp không còn nằm trong tổ chức của Hội đồng chính phủ, mà là một hệ thống cơ quan độc lập, đó là hệ thống các Tòa án gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương (đến cấp huyện). Các Tòa án nhân dân thực hiện chế độ bầu thẩm phán (điều 98 Hiến pháp 1959 ), chứ không phải được bổ nhiệm như trước. Quyền công tố được giao cho một hệ thống cơ quan độc lập thực hiện, đó là Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương và Viện kiểm sát quân sự. Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/7/1960 và Pháp lệnh ngày 23/3/1961 quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của Tòa án nhân dân địa phương, khác với trước đây, cả 3 cấp Tòa án đều có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Các Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, huyện (hoặc đơn vị hành chính tương đương) có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống, các Tòa án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền xử sơ thẩm các vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của các Tòa án cấp huyện, còn Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án do pháp luật quy định hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp dưới mà Tòa án nhân dân tối cao lấy lên để xử. Khi xử sơ thẩm, Tòa án gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân, thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền nhau. Thời hạn xét xử được quy định cụ thể, 02 tháng đối với những tội phạm

mà hình phạt dưới 5 năm tù và 4 tháng đối với những tội phạm mà hình phạt từ 5 năm tù trở lên (Nghị định số 301 ngày 10/7/1957 của Thủ tướng chính phủ), nhưng chưa có quy định về thời hạn tạm giam bị can, bị cáo [ 23, tr. 99 ]. Quyền bào chữa của bị cáo được mở rộng hơn, đảm bảo hơn, bị cáo có thể tự mình bào chữa, nhờ luật sư, hoặc nhờ người mà được đoàn thể nhân dân giới thiệu hoặc được Tòa án chấp nhận để bào chữa cho mình (Điều 7 Luật tổ chức Tòa án nhân dân). Bị cáo có quyền kháng cáo và kháng án vắng mặt đối với bản án sơ thẩm. Năm 1964,Tòa án nhân dân tối cao đã có bản đề án về trình tự xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự để các Tòa án làm căn cứ mà thực hiện, trong đó quy định cụ thể về thủ tục tố tụng ở giai đoạn chuẩn bị xét xử cũng như giai đoạn xét xử tại phiên tòa sơ thẩm.

Từ năm 1954 đến năm 1975, Thừa Thiên- Huế nói riêng và miền Nam nói chung sống dưới chế độ Mỹ-Ngụy. Pháp luật của ngụy quyền miền Nam là pháp luật của chủ nghĩa thực dân mới. Luật tố tụng hình sự của ngụy quyền cũng có quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, nhưng chỉ có các khinh tội được xét xử sơ thẩm bởi phiên tòa tiểu hình thì mới được kháng cáo (Điều 477 Bộ luật hình sự tố tụng năm 1972 của chế độ Việt Nam cộng hòa) [39, tr. 139 ], còn đối với các trọng tội được xét xử sơ thẩm bởi phiên tòa đại hình thì mang tính chất chung thẩm, bị cáo chỉ có quyền thượng tố để Tối cao pháp viện xem xét lại (Điều 360,541 bộ luật nói trên). Những quy định này thể hiện tính quân phiệt của pháp luật chế độ ngụy quyền miền Nam.

Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đã giành thắng lợi. Ngày 25/4/1976, nhân dân cả nước ta tổ chức tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội chung của cả nước, đánh dấu sự kiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Với sự thống nhất về mặt Nhà nước, pháp luật nước ta cũng được thống nhất. Trong thời kỳ này, thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự được quy định và hướng dẫn thực hiện bởi các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trước đó và nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam. Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình thời kỳ này không khác lắm so với thủ tục xét xử trước năm 1975 tại miền Bắc. Về thẩm quyền, trước năm 1981, các Tòa án nhân dân huyện có thể xét xử các vụ án hình sự với mức hình phạt từ hai năm tù trở xuống, nhưng sau khi có Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 03/7/1981, thì có thẩm quyền xét xử những tội phạm không xâm phạm đến an ninh quốc gia và có hình phạt dưới 5 năm tù. Vào thời kỳ này, thủ tục xét xử sơ thẩm có quy định việc xét xử theo thủ tục rút ngắn đối với các hành vi phạm tội đơn giản, ít nghiêm trọng. Thủ tục rút ngắn yêu cầu các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử phối hợp tốt với nhau để rút ngắn bớt thời gian điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện không có kết quả lắm, nên sau một thời gian, thủ tục này gần như không

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)