- Vai trò của người bào chữa chưa được quan tâm đúng mức
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm án hình sự
thủ tục xét xử sơ thẩm án hình sự
Việc đổi mới, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nói chung, hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng như đã trình bày ở trên, là một công việc xuất phát từ nhu cầu khách quan trong nước và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế.
Xây dựng những quy định mới của pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định cũ là hệ thống các việc làm công phu, có căn cứ, làm sao cho sự đổi mới, hoàn thiện đó là cơ sở pháp lý cho thực tiễn, phù hợp với nhận thức của cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và của nhân dân. Những quy định mới, những sửa đổi, bổ sung, cùng với những quy định hiện hành về thủ tục xét sử sơ thẩm vụ án hình sự và cả những quy định khác có liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự phải đáp ứng được nhu cầu do thực tiễn xét xử đặt ra và tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết vụ án hình sự.
Trên cơ sở phân tích thực tiễn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ở trên, cũng như nhu cầu phải đáp ứng đòi hỏi của tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, Tòa án
chỉ trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, trong nhiều trường hợp việc điều tra đã đầy đủ, nhưng do đánh giá về hành vi phạm tội không chính xác, nên Viện Kiểm sát không đúng tội danh mà bị cáo đã phạm. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, thẩm phán được phân công chủ tọa
phiên tòa thấy tội danh mà Viện Kiểm sát truy tố không đúng hoặc bỏ lọt tội phạm, nhưng cũng không có quyền trả hồ sơ để truy tố lại hoặc truy tố bổ sung. Do đó, theo chúng tôi cần phân biệt rõ hai trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung với trả hồ sơ để truy tố lại hoặc truy tố bổ sung. Mặt khác, khoản 2 Điều 151 còn có sự tùy tiện, không nhất quán khi sử dụng đơn vị thời gian, dẫn đến khó áp dụng.
Ngoài ra, thực tiễn xét xử còn cho thấy, không ít trường hợp Tòa án thấy vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án mình, mà không thể chuyển thẳng hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử mà phải trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để thay đổi cáo trạng, nhưng Bộ luật tố tụng hình sự lại chưa có quy định về vấn đề này.
Vì vậy, theo chúng tôi, Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự cần được bổ sung, sửa đổi như sau:
2. Trong thời hạn không quá ba mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội nghiêm trọng, sáu mươi ngày đối với tội rất nghiêm trọng, chín mươi ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Trả hồ sơ để truy tố lại, truy tố bổ sung;
d) Chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền xét xử...
Thứ hai, khoản 2 Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định: “ Trong trường hợp Viện Kiểm sát không bổ sung được những vấn đề Tòa án yêu cầu bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử”. Quy định này dẫn đến các cách hiểu khác nhau, ví dụ: Viện kiểm sát cho rằng, những yêu cầu mà Tòa án đặt ra là không thể bổ sung được, nhưng Tòa án lại cho rằng, có thể bổ sung được. Theo chúng tôi, không
bổ sung với không thể bổ sung được là hai việc hoàn toàn khác nhau, vấn đề là pháp luật phải quy định cụ thể. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
Khi nhận lại hồ sơ do Tòa án trả để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát phải có trách nhiệm thực hiện những yêu cầu của Tòa án. Trong trường hợp đã tiến hành điều tra mà không đáp ứng được yêu cầu của Tòa án, thì Viện kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án và nói rõ nguyên nhân của việc điều tra không đáp ứng được yêu cầu của Tòa án.
Thứ ba, Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc triệu tập
những người cần xét hỏi đến phiên tòa. Quy định này còn rất chung chung, không đầy đủ, rõ ràng, bởi lẽ việc triệu tập phiên tòa không chỉ đối với những người cần xét hỏi, mà còn cả đối với những người được tham gia xét hỏi. Vì vậy, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung Điều 158 như sau:
Điều 158 - Triệu tập phiên tòa
Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử triệu tập những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đến phiên tòa.
Thứ tư, chương XIX Bộ luật tố tụng hình sự có tiêu đề: Thủ tục xét
hỏi tại phiên tòa, nhưng nội dung của nó không chỉ đơn thuần là xét hỏi, mà còn có nhiều nội dung khác như xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, trình bày, công bố các tài liệu của vụ án và nhận xét hoặc báo cáo của cơ quan, tổ chức... Như vậy, giữa nội dung và hình thức tên gọi của chương không phù hợp.
Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi tên gọi của chương XIX là: Thủ tục điều tra tại phiên tòa.
Thứ năm, Để đảm bảo việc thực hiện quy định cách ly nhân chứng
câu “..., chủ toạ phiên toà có thể quyết định những biện pháp để cho những người làm chứng ...” tại đoạn 2 Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự
Thứ sáu, khoản 2 Điều 181 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Khi xét
hỏi từng người, chủ toạ phiên tòa hỏi trước rồi đến các hội thẩm nhân dân, sau đó đến kiểm sát viên, người bào chữa”. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, không ít trường hợp Hội đồng xét xử có 5 người (hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân dân), nhưng luật lại không quy định thẩm phán không phải chủ tọa phiên tòa hỏi trước hay sau hội thẩm nhân dân. Vì vậy, để đảm bảo chính xác, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 181 như sau:
Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến thẩm phán và các hội thẩm nhân dân.
Thứ bảy, khoản 3 Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Nếu
người làm chứng là người chưa thành niên, thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi”. Thực tiễn xét xử cho thấy, không ít trường hợp người làm chứng là người có nhược điểm về thể chất, nhưng vẫn có khả năng nhận thức được các tình tiết của vụ án; nếu những người này được cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi, thì sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 185 như sau:
Nếu người làm chứng là người chưa thành niên hoặc là người là người có nhược điểm về thể chất, thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
Thứ tám, khoản 1 Điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Chỉ có
thẩm phán và hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án”. Theo chúng tôi, thẩm phán và hội thẩm nhân dân ở đây là thẩm phán và hội thẩm nhân dân của Hội đồng xét xử, chứ không phải bất kỳ thẩm phán và hội thẩm nhân dân nào. Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử cho thấy, không phải chỉ có hội thẩm nhân
dân, mà hội thẩm quân nhân cũng tham gia xét xử. Vì vậy, để đảm bảo chính xác, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 196 như sau:
Chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử mới có quyền nghị án.
Thứ chín, Điều 202 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Tòa án có thể
quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy, bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục gây án”. Theo chúng tôi, quy định này thiếu cụ thể, khó áp dụng, trong khi đó Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định rất cụ thể về các trường hợp có thể tạm giam. Vì vậy, chúng tôi xin đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 202 như sau:
Tòa án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
3.2.2. Giải pháp về tổ chức, bộ máy của Tòa án các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế