Đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, hội đồng xét xử không yêu cầu người bị hại hoặc đại diện của họ trình bày lờ

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 57 - 58)

đồng xét xử không yêu cầu người bị hại hoặc đại diện của họ trình bày lời buộc tội tại phiên toà.

Theo quy định tại Điều 39 khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự, “ Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại điều 88 Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày lời

buộc tội tại phiên toà”.

Từ điều luật viện đã viện dẫn ở trên, cho thấy việc trình bày lời buộc tội vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của người bị hại, nếu như họ đã có yêu cầu khởi tố theo quy định tại Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự.

Nhưng qua tìm hiểu thực tiễn, nghiên cứu hồ sơ một số vụ án thuộc trường hợp này, chúng tôi nhận thấy người bị hại không được thực hiện quyền và nghĩa vụ này. Tại phiên toà, trong phần thủ tục mở đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà không nêu và giải thích quyền và nghĩa vụ này cho người bị hại biết. Trong phần xét hỏi, đại diện viện kiểm sát đọc bản cáo trạng, còn người bị hại chỉ được nghe lời buộc tội này và được hội đồng xét xử hỏi có ý kiến gì đối với lời buộc tội (cáo trạng) đó hay không mà thôi.

Trong thực tế, có những hành vi xâm phạm đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự ... của công dân, nhưng thiệt hại không lớn, do đó Nhà nước trao quyền cho công dân bị xâm hại có quyền yêu cầu khởi tố hay không khởi tố vụ án trong những trường hợp này để nâng cao trách nhiệm của công dân, và giảm bớt công việc cho các cơ quan bảo vệ pháp luật mà không gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an của xã hội. Nếu người bị hại đã yêu cầu khởi tố vụ án, thì họ có nghĩa vụ phải trình bày lời buộc tội tại phiên toà. Nếu việc buộc tội của họ là không đúng thì họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, như phải bị truy tố về hành vi vu khống hoặc phải bồi thường thiệt hại (do bị cáo bị tạm giam không đúng ...).

Do đó, việc không tạo điều kiện cho người bị hại trình bày lời buộc tội tại phiên toà, một mặt gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác sẽ làm cho công dân ỷ lại vào các cơ quan bảo vệ pháp luật và làm tăng công việc và trách nhiệm của các cơ quan này một cách không cần thiết.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)