Giải pháp về tổ chức, bộ máy của Tòa án các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 83)

- Vai trò của người bào chữa chưa được quan tâm đúng mức

3.2.2.Giải pháp về tổ chức, bộ máy của Tòa án các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế

Để nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, ngoài vấn đề hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của Tòa án các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế một cách khoa học, hợp lý là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, cần kiện toàn tổ chức, bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ Tòa án theo hướng sau đây:

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, kiện toàn tổ chức, bộ máy Tòa

án các cấp gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ở hai cấp Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh.

Thứ hai, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến

thức cho cán bộ Tòa án, Hội thẩm nhân dân.

Hiệu quả hoạt động xét xử phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ Tòa án và kể cả lực lượng Hội thẩm nhân dân.

Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ Tòa án, là yêu cầu cấp bách hiện nay. Không phải chỉ có thẩm phán, thư ký phiên tòa, các cán bộ làm công việc khác cũng cần được bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về nghiệp vụ xét xử.

Đồng thời, kiến thức pháp lý của hội thẩm nhân dân đa số không thể so bằng với các thẩm phán. Nhưng để sự tham gia của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử đạt kết quả tốt, cần nâng cao kiến thức về pháp luật của họ. Do đó, Tòa án nhân dân tỉnh cần tổ chức các buổi tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho hội thẩm nhân dân hai cấp

Ngoài ra, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là cơ quan hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo về các công tác của Tòa án cấp huyện, nên cần định kỳ mở các lớp huấn luyện về xét xử vụ án hình sự cho đội ngũ cán bộ Tòa án ở các huyện, thành phố Huế. Trong nội dung tập huấn, ngoài những kiến thức về pháp luật, cần đi sâu về nghiệp vụ xét xử như trình tự, nội dung, phương pháp tiến hành xét xử vụ án, công tác hồ sơ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phổ biến những kinh nghiệm hay cũng như các bài học thất bại của các địa phương, đơn vị để cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm.

Thứ ba, ổn định đội ngũ thẩm phán theo hướng chuyên môn hóa.

Do đặc điểm của công tác tòa án, đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ thẩm phán nói riêng, luôn có sự thuyên chuyển, dẫn đến sự xáo trộn về mặt cán bộ. Số cán bộ thẩm phán có kinh nghiệm bị điều đi làm việc khác, số cán bộ mới không tránh khỏi những lúng túng về mặt thủ tục, trình tự xét xử vụ án hình sự, thậm chí có những sai sót, sơ hở đáng tiếc trong quá trình xét xử vụ án. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ thẩm phán có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thì ngoài việc đầu tư cho cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, thì việc bố trí, ổn định cán bộ thẩm phán ở các cấp của Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế là một yêu cầu hết sức cần thiết.

Thứ tư là phải cải cách cơ chế bàn án hiện nay

Như đã nêu ở chương 2, bàn án hiện nay đang là một công việc thường xuyên của các toà án, là một hoạt động phổ biến và có tính chất bắt buộc như là một kỷ luật làm việc tại các toà án ở tỉnh Thừa Thiên- Huế. Do cách thức bàn án chưa hợp lý, nên hiện nay việc bàn án đang dẫn đến những vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại tỉnh Thừa Thiên- Huế. Do đó, theo chúng tôi, cần thiết phải xây dựng một quy chế rõ ràng cho hoạt động này với mục đích phát huy các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm của nó. Quy chế sẽ giúp tránh sự lạm quyền, hoặc thiếu trách nhiệm của những cá nhân có quyền hạn, trách nhiệm nhất định; tạo cơ sở để việc bàn án đạt kết quả tốt, không dẫn đến sự vi phạm pháp luật; tạo điều kiện cho các thẩm phán và hội thẩm nhân dân thực hiện được đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm của mình. Nếu thực hiện được điều đó thì hiệu quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại tỉnh Thừa Thiên- Huế sẽ được nâng cao lên rất nhiều. Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi mạnh dạn đề nghị những nội dung chính mà quy chế này cần phải có:

- Chỉ những vụ án có tính chất nghiêm trọng nhất định (như ở cấp tỉnh là những vụ án mà bị cáo bị truy tố về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng); những vụ án được xác định là án trọng điểm; những vụ án đã gây ảnh hưởng lớn đến tình hình trật tự trị an ở địa phương, gây dư luận xấu trong nhân dân, những vụ án có tính chất phức tạp mà thẩm phán được phân công xét xử hoặc lãnh đạo cơ quan toà án thấy cần thiết thì mới phải đưa ra bàn án.

- Ý kiến tham gia của tập thể thẩm phán, Uỷ ban thẩm phán khi tham gia bàn án chỉ có giá trị tham khảo đối với thẩm phán được phân công xét xử vụ án.

- Việc nghị án phải tuân thủ quy định của thủ tục tố tung hình sự, biểu quyết theo đa số.

- Thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu xét xử bị oan hoặc sai, cho dù việc xét xử theo hay không theo đúng với ý kiến, kết luận của tập thể thẩm phán, Uỷ ban thẩm phán;

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 80 - 83)