Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 88)

- Vai trò của người bào chữa chưa được quan tâm đúng mức

3.2.5.Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho Tòa án tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác xét xử vụ án hình sự là một trong những công tác quan trọng của các Tòa án và để thực hiện tốt công tác này, thì Tòa án các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế phải được quan tâm đúng mức về kinh phí, phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác. Bên cạnh việc hiện đại hóa công sở, địa điểm xét xử đảm bảo trang nghiêm, cần phải trang bị đủ các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại cho Tòa án, đảm bảo sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình xét xử. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, chặt chẽ cho quá trình xét xử, cần trang bị cho Tòa án các trang thiết bị tối thiểu như máy ảnh, máy ghi âm, camera, các phương tiện giao thông cần thiết.

Về mặt kinh phí, cần đảm bảo có đủ kinh phí chi trả in ấn các loại văn bản, biểu mẫu tố tụng, kinh phí huấn luyện, tập huấn, chi phí phục vụ ăn uống, sinh hoạt của các lực lượng tham gia xét xử vụ án hình sự.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để phục vụ sự nghiệp đổi mới về kinh tế và thực hiện được các mục tiêu của chiến lược 10 năm 2001-2010 mà Nghị quyết Đại hội IX đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó việc nâng cao hiệu quả của pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình, trong đó có việc nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi giải pháp đều có vị trí, vai trò quan trọng riêng, trong đó cần xác định giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giải pháp cơ bản hàng đầu, giải pháp về tổ chức, bộ máy Tòa án các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế là biện pháp tích cực, giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát là then chốt.

KẾT LUẬN

1. Trong tố tụng hình sự, hoạt động xét xử nói chung và xét xử sở thẩm nói riêng được coi là giai đoạn đặc biệt quan trọng, bởi lẽ để xác định một người có tội và phải chịu hình phạt, người đó phải được đưa ra xét xử trước phiên tòa; Tòa án là cơ quan duy nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền quyết định một người có tội hay không có tội.

Xét xử sơ thẩm được xác định như là một công đoạn trong giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự. Tại phiên tòa, mọi tài liệu chứng cứ của vụ án do cơ quan điều tra, truy tố thu thập được đều được đưa ra xem xét một cách công khai; những người tiến hành tố tụng được nghe trực tiếp lời khai, lời trình bày của người tham gia tố tụng; những người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai, lời trình bày của nhau, họ được đối chất, tranh luận và chất vấn một cách công khai về những vấn đề mà tại cơ quan điều tra họ chưa có điều kiện thực hiện. Tại phiên tòa, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ; bị cáo, người bị hại ... đều bình đẳng với nhau, thậm chí còn bình đẳng cả với đại diện Viện kiểm sát trong việc xuất trình chứng cứ, tranh luận và đưa ra yêu cầu. Do đó, có thể nói xét xử sơ thẩm là đỉnh cao của quyền tư pháp, đỉnh cao của tính dân chủ trong hoạt động tư pháp.

2. Từ thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế cho thấy, việc xét xử của các Tòa án về cơ bản đã xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc xét xử cơ bản đã được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự đã quy định, các vụ án có kháng cáo, kháng nghị phần lớn cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm, các vụ án bị hủy, sửa do vi phạm tố tụng không lớn. Ngoài ra, các Tòa án còn mở nhiều phiên tòa xét xử lưu động nhằm phát huy và tăng cường tác dụng giáo dục, phngf ngừa tội phạm. Nhờ đó, công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự

nói riêng và công tác xét xử của các Tòa án nói chung đã góp một phần quan trọng vào việc giữ gìn tốt tình hình trật tự trị an tại tỉnh Thừa Thiên- Huế

3. Mặc dù đã được được nhiều kết quả tốt như nêu ở trên, nhưng cũng qua thực tiễn cho thấy, việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế vẫn còn một số hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của các Tòa án, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những tồn tại này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về pháp luật, có nguyên nhân về áp dụng pháp luật, có nguyên nhân do trình độ, có nguyên nhân do tiêu cực hoặc các tác động khác. Vì vậy, cần có các giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong thời gian tới.

4. Để phục vụ sự nghiệp đổi mới về kinh tế và thực hiện được các mục tiêu của chiến lược 10 năm 2001-2010 mà Nghị quyết Đại hội IX đã đề ra, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp giữa sự phát huy nội lực và nhân tố bên ngoài, trong đó việc nâng cao hiệu quả của pháp luật nói chung, pháp luật tố tụng hình, trong đó có việc nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng là yêu cầu mang tính cấp thiết hiện nay.

5. Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi giải pháp đều có vị trí, vai trò quan trọng riêng, trong đó cần xác định giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giải pháp cơ bản hàng đầu, giải pháp về tổ chức, bộ máy Tòa án các cấp tỉnh Thừa Thiên Huế là biện pháp tích cực, giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Tòa án với cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát là then chốt.

Nâng cao hiệu quả thủ tục xét xử sơ thẩm án hình sự là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng của Tòa án dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 84 - 88)