Nhiều vụ án việc nghị án vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 63)

Nghị án là giai đoạn rất quan trọng của thủ tục tố tụng hình sự sơ thẩm. Các vi phạm thủ tục tố tụng trong giai đoạn này có thể dẫn đến những vi phạm có tính chất nghiêm trọng. Nhưng để nghiên cứu việc thực hiện các thủ tục tố tụng trong giai đoạn này là rất khó thực hiện vì việc nghị án được thực hiện trong phòng kín, chỉ có các thành viên của Hội đồng xét xử tham gia và chỉ có kết quả của việc nghị án mới được lập thành văn bản. Có trường hợp, ý kiến thiểu số có thể không được bảo lưu trong biên bản nghị án.

Do đó, để khảo sát thực tiễn thực hiện thủ tục tố tụng giai đoạn nghị án tại các Toà án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, chúng tôi đã lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân tỉnh và một số Toà án nhân dân huyện. Nội dung lấy ý kiến:

Đối với các thẩm phán:

1) Khi nghị án, thường ai biểu quyết trước? (chủ toạ hay hội thẩm) 2) Một số vụ án, khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử không thống nhất ý kiến về một vấn đề, thì có trường hợp:

a) Biểu quyết theo đa số?

b) Chủ toạ cố gắng thuyết phục hội thẩm theo ý kiến của mình?

c) Chủ toạ cho biết vụ án được tập thể thẩm phán góp ý và chánh án đã có kết luận, đề nghị hội thẩm chấp nhận ý kiến đó?

d) Tạm nghỉ để chủ toạ tham khảo ý kiến tập thể thẩm phán, chánh án?

Đối với hội thẩm nhân dân:

1) Khi nghị án, thường ai biểu quyết trước? (chủ toạ hay hội thẩm) 2) Một số vụ án, khi nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử không thống nhất ý kiến về một vấn đề, thì có trường hợp:

e) Biểu quyết theo đa số?

f) Chủ toạ cố gắng thuyết phục hội thẩm theo ý kiến của minh?

g) Chủ toạ cho biết vụ án được tập thể thẩm phán góp ý và chánh án đã có kết luận, đề nghị hội thẩm chấp nhận ý kiến đó?

h) Tạm nghỉ để chủ toạ tham khảo ý kiến tập thể thẩm phán, chánh án?

i) Biết đã có ý kiến góp ý của tập thể thẩm phán, chánh án nên đồng ý với đề xuất của chủ toạ?

Kết quả thu được:

Bảng 8:

câu 1

Thẩm phán (27 người) Hội thẩm nhân dân (47 người) Chủ toạ tỉ lệ % Hội thẩm tỉ lệ % Chủ toạ tỉ lệ Hội thẩm tỉ lệ %

5 18,5 19 70,4 12 25,5 30 63,8

Bảng 9:

Câu 2

Thẩm phán (27 người) Hội thẩm nhân dân (47 người) có tỉ lệ % không tỉ lệ % có tỉ lệ % không tỉ lệ % 2a 26 96,3 0 0,0 36 76,6 5 10,6 2b 13 48,1 3 11,1 11 23,4 27 57,4 2c 13 48,1 10 37,0 8 17,0 31 66,0 2d 15 55,6 8 29,6 13 27,7 28 59,6 2 đ 7 14,9 31 66,0

Kết quả trả lời trên cho chúng ta thấy, tại các Toà án tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, mặc dù đối với đa số các vụ án hình sự, việc nghị án được tiến hành theo đúng quy định của thủ tục xét xử sơ thẩm, nhưng đã có nhiều vụ án, khi nghị án, hội đồng xét xử đã vi phạm nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” của luật tố tụng hình sự, sự vi phạm đó là nghiêm trọng. Như việc chủ toạ phiên toà tìm cách thuyết phục các hội thẩm nhân dân chấp nhận đề nghị của mình; cho biết vụ án được tập thể thẩm phán góp ý và chánh án đã có kết luận (về một số vấn đề như tội

danh, mức hình phạt ...) để từ đó tìm cách thuyết phục hội thẩm nhân dân chấp nhận đề nghị của mình khi biểu quyết; hoặc chủ toạ cho tạm nghỉ việc nghị án để xin ý kiến của tập thể thẩm phán hay lãnh đạo toà án sau đó mới tiếp tục nghị án lại. Đặc biệt tình trạng này xảy ra nhiều ở Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Ở đây, chúng tôi xin nêu một vụ án cụ thể mà chính bản thân chúng tôi là người trong Hội đồng xét xử vụ án:

Vụ án Nguyễn thị Hạnh và đồng bọn, bị truy tố về hai tội “Buôn bán hàng giả” và “Làm hàng giả”, được Toà án nhân dân tỉnh thụ lý vụ án số 119 ngày 01/01/1998. Ngày 10/6/1998 Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án này. Sau khi đã kết thúc phần xét hỏi, phần tranh luận, hội đồng xét xử nghị án. Khi nghị án, hai hội thẩm nhân dân không thống nhất với đề nghị của thẩm phán về mức hình phạt đối với các bị cáo. Đúng ra, Hội đồng xét xử phải biểu quyết theo đa số. Nhưng chủ toạ phiên toà đã tạm nghỉ việc nghị án để xin ý kiến của tập thể thẩm phán, sau đó đã hội ý với các hội thẩm và ra phiên toà tuyên bố hoãn phiên toà. Việc hoãn phiên toà này đã không theo quy định tại Điều 168a Bộ luật tố tụng hình sự. Quyết định hoãn phiên toà như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Bản thân chúng tôi phải thừa nhận rằng có rất nhiều vụ án, khi nghị án, chúng tôi đã có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng với các hình thức như đã nêu trên. Điều đáng tiếc là những vi phạm này rất khó biết, khó phát hiện được, cấp phúc thẩm cũng không thể có chứng cứ để xác định sự việc Vì như đã nêu, không ai được chứng kiến hoặc được biết quá trình nghị án của hội đồng xét xử, sự vi phạm không được thể hiện ở biên bản nghị án hoặc bản án.

Rõ ràng, với sự vi phạm thủ tục nghị án với các hình thức như nêu trên, thì không chỉ việc nghị án mà cả quá trình xét xử những vụ án đó của

Toà án là mang tính chất hình thức, không thể đảm bảo tính khách quan và công bằng trong hoạt động xét xử của toà án.

Để làm rõ hơn những tồn tại này của các Toà án tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, chúng tôi đã lấy ý kiến thăm dò đối với một số thẩm phán tại Toà án nhân dân tỉnh Quảng Trị và Toà án nhân dân thành phố Đà Nẵng với các câu hỏi như trên, kết quả: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 10:

câu 1

Quảng Trị (5 người) Đà Nẵng (8 người)

Chủ toạ tỉ lệ % Hội thẩm tỉ lệ % Chủ toạ tỉ lệ Hội thẩm tỉ lệ %

0 0 5 100 0 0 8 100

Bảng 11:

Câu 2

Quảng Trị (5 người) Đà Nẵng (8 người)

có tỉ lệ % không tỉ lệ % có tỉ lệ % không tỉ lệ %

2a 26 96,3 0 0,0 8 100 0 0

2b 13 48,1 3 11,1 0 0 8 100

2c 13 48,1 10 37,0 0 0 8 100

2d 15 55,6 8 29,6 4 50 4 50

Kết quả trên cho thấy tại các Toà án ở các địa phương khác, việc nghị án đẩm bảo thủ tục tố tụng hơn, ít có những tồn tại có tính chất vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như tại tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 63)