Nguyên nhân, điều kiện của những bất cập, hạn chế trong xét xử sơ thẩm án hình sự tại Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 73)

- Vai trò của người bào chữa chưa được quan tâm đúng mức

2.3. Nguyên nhân, điều kiện của những bất cập, hạn chế trong xét xử sơ thẩm án hình sự tại Thừa Thiên Huế

xử sơ thẩm án hình sự tại Thừa Thiên- Huế

Từ những tồn tại trên trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, việc tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó là rất khó khăn. Theo chúng tôi thì có một số nguyên nhân quan trọng dưới đây:

- Để có thể xét xử các vụ án một cách chính xác đòi hỏi các thẩm phán phải nắm chắc kiến thức nghiệp vụ, hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực trong xã hội, có kỹ năng tốt về công tác xét xử. Nhưng là đa số thẩm phán tại tỉnh Thừa Thiên- Huế trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, không được đào tạo một cách chính quy. Một số thẩm phán ít chịu nghiên cứu, học hỏi

- Hiện nay, Hoàn cảnh kinh tế ,đời sống của phần lớn cán bộ công chức nứoc ta đang còn rất khó khăn, mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm cải tiến chế độ tiền lương, nhưng vẫn chưa cải thiện đời sống của cán bộ công chức . Tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, qua thống kê,chúng tôi thấy mức lương hàng tháng trung bình của các thẩm phán Tòa án tỉnh là 860.000đ, thư ký : 390.000đ, của thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Huế là 600.000đ, thư ký: 480.000đ, còn đối với các Tòa án nhân dân huyện thì còn thấp hơn nữa. Ngoài khoản tiền lương này, mỗi thẩm phán còn được hỗ trợ thêm 120.000đ, thư ký: 100.000đ tiền “Dưỡng liêm”. Như vậy thu nhập của các thẩm phán, thư ký tại tỉnh Thừa Thiên- Huế là rất thấp. Nếu cố gắng tiết kiệm thì thu nhập đó cũng chỉ đủ để chi phí cho những nhu cầu sinh hoạt, đời sống tối thiểu mà thôi. Điều này đã làm cho không ít thẩm phán không an tâm công tác, một số thẩm phán đã phải kiếm thêm những việc làm khác ngoài giờ làm

việc để tăng thêm thu nhập. Do đó, việc đầu tư thời gian cũng như trí tuệ, sức lực của các thẩm phán , thư ký Tòa án cho công tác chuyên môn là bị ảnh hưởng, chất lượng làm việc không tốt.

- Các vụ án phần lớn được bàn án trước khi mở phiên tòa và các vấn đề được kết luận trong cuộc họp gần như có giá trị bắt buộc.

Bàn án là một khái niệm thường được sử dụng trong thực tiễn xét xử của Tòa án, nhất là trong các Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa thiên- Huế, trong giới hạn của luận văn này, theo quan điểm của chúng tôi, bàn án

hay nhiều lúc còn được gọi là duyệt án, trao đổi án, có thể được hiểu là hoạt động của những người có trách nhiệm nhất định trong cơ quan Tòa án (thẩm phán, thành viên của Ủy ban thẩm phán, thư ký, người mà Chánh án chỉ định), họp lại nghe thẩm phán được phân công xét xử một vụ án trình bày các tình tiết của vụ án, tham gia ý kiến để giúp thẩm phán nắm vững hơn, chính xác hơn các vấn đề cần thiết của vụ án (như vấn đề xác định tội danh, điều luật áp dụng, mức hình phạt sẽ áp dụng ...), nhằm đảm bảo cho việc xét xử vụ

án được đúng pháp luật, chính xác. Bàn án là một hoạt động nằm trong khuôn

khổ quan hệ hành chính chứ không phải thuộc quan hệ tố tụng hình sự. Trong khuôn khổ của luận văn này, khái niệm bàn án này khác với khái niệm thỉnh thị án, trao đổi án của Tòa án cấp dưới với Tòa án cấp trên.

Trước đây, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 quy định:

- Khi xét xử, Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Ủy ban thẩm phán có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, thảo luận những vụ án quan trọng hoặc phức tạp và những vấn đề liên quan đến công tác xét xử.

Và do “...luật pháp nước ta còn chưa hoàn chỉnh và trình độ các thẩm phán còn hạn chế...”. Do đó các Tòa án đều có việc bàn án trước khi các vụ án

được đưa ra xét xử. Thực tiễn cho thấy, việc bàn án này đã dẫn đến một số vướng mắc: “ ...trong một số trường hợp, để thực hiện được đúng chủ trương xét xử đã được dự kiến, thẩm phán đã không chú ý nghe những lời bào chữa của bị cáo, hoặc chỉ để cho bị cáo trình bày những lời khai phù hợp với hồ sơ và nếu bị cáo khai khác thì bị trấn áp. Do thái độ thiếu khách quan đó của thẩm phán nên quyết định của Tòa án có khi không phù hợp với thực tế điều tra ở phiên tòa...” (trích Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của Tòa án nhân dân tối cao).

Sau năm 1981, để phù hợp với tình hình mới của xã hội, Luật tổ chức các Tòa án nhân dân năm 1981, cũng như Luật tổ chức các Tòa án nhân dân năm 1992 đã có sửa đổi: bỏ quy định “Tòa án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”, và thay bằng quy định: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.” (Điều 5 Luật tổ chức các Tòa án nhân dân năm 1992). Với quy định như vậy, việc bàn án không còn là một hoạt động mang tính bắt buộc đối với các Tòa án. Tuy nhiên, cũng như một só địa phương khác (như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Trị), tại các Tòa án nhân dân tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, việc bàn án trước khi đưa vụ án ra xét xử vẫn được tiếp tục thực hiện đối với án hình sự cũng như các loại án khác.

Lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, việc bàn án trước khi đưa các vụ án hình sự ra xét xử có nhiều ưu điểm mà chúng ta cần nghiên cứu:

- Việc chứng minh tội phạm bao giờ cũng là một công việc đầy khó khăn và phức tạp. Cơ quan điều tra dù có cố gắng nhiều nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót trong việc thu thập các chứng cứ để chứng minh thực tế khách quan của vụ án. Do đó, việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem đã có đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử chưa là một công việc rất quan trọng, nhưng đồng thời cũng rất khó khăn và phức tạp. Thẩm phán dù có khả năng và cố gắng đến đâu cũng không khỏi có những sai lầm, bỏ sót trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, chưa kể rằng trình độ nghiệp vụ của nhiều thẩm phán

hiện nay đang còn nhiều hạn chế. Do đó, thông qua việc bàn án, tập thể thẩm phán hoặc Uỷ ban thẩm phán sẽ đóng góp ý kiến giúp thẩm phán phát hiện những sai lầm, thiếu sót của mình trong khi nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nhờ đó, thẩm phán nắm vững nội dung vụ án, chuẩn bị tốt hơn cho việc xét xử vụ án.

- Trong tình hình hiện nay, việc tiêu cực trong công tác xét xử các vụ án của các thẩm phán không phải không xảy ra. Việc bàn án không chỉ giúp thẩm phán nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, mà còn giúp cho thẩm phán có định hướng, dự kiến về mặt nội tâm hướng giải quyết vụ án một cách đúng đắn., chính xác. Nhờ đó các tiêu cực sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

- Thực tiễn, với việc duy trì hoạt động bàn án, công tác xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đạt được những thành công như đã nêu ở phần 2.2 của luận văn này.

Mặc dù vậy, hoạt động bàn án tất yếu có những nhược điểm của nó: - Tại tỉnh Thừa Thiên- Huế, tập thể thẩm phán tại mỗi Tòa án, ủy ban thẩm phán tại Tòa án tỉnh chỉ bao gồm rất ít thẩm phán thường chỉ vài người, có Tòa án tập thể thẩm phán chỉ gồm hai hoặc ba người. Do đó, trong quá trình bàn án, cá nhân có thể tác động đến tập thể, hướng tập thể theo quan điểm của mình. Ví dụ: với một thẩm phán có kinh nghiệm, có trình độ, khi báo cáo vụ án mình được phân công xét xử, có thể do cố ý hoặc do tính cách, mà hướng tập thể chú ý vào những vấn đề mà mình quan tâm, còn những vấn đề khác chỉ báo cáo sơ lược. Trong trường hợp này, việc bàn án có thể đi đến một kết luận không chính xác.

- Do số lượng thành viên họp bàn ít, nên xác suất giữa quan điểm của cá nhân với quan điểm của tập thể, bên nào đúng, bên nào sai, có tỉ lệ không cao. Không thể tránh khỏi trường hợp, do có ít ý kiến đóng góp nên kết luận cuả buổi bàn án (cụ thể là của chánh án) sẽ không chuẩn xác.

- Một vấn đề quan trọng nữa là việc bàn án chỉ có thể dựa trên cơ sở các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án mà thôi, trong lúc việc xét xử một vụ án phải dựa trên cơ sở các chứng cứ thu thập được tại phiên tòa. Không cần phải xét tới trường hợp tại phiên tòa xuất hiện những chứng cứ mới chưa có trong hồ sơ vụ án, mà chỉ xét trong trường hợp tại phiên tòa, qua xét hỏi với những con người cụ thể, với nội dung trả lời, cách trả lời của họ thì việc đánh giá chứng cứ cũng có thể khác với việc đánh giá chứng cứ qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc nghe người khác báo cáo những tình tiết của vụ án. Trong trường hợp đó, kết luận của việc bàn án có thể không còn phù hợp với thực tế của phiên tòa.

- Một vấn đề cần phải đặt ra là nếu vụ án được xử theo đúng kết luận của buổi bàn án, nhưng việc xét xử oan là oan, sai thì ai phải chịu trách nhiệm. Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm thuộc về cá nhân các thành viên trong hội đồng xét xử. Nhưng trong thực tế, việc quy trách nhiệm lại rất khó. Trong các trường hợp này, các thẩm phán thường báo cáo rằng họ đã xử đúng theo đường lối tập thể đã cho.

Thực tiễn xét xử tại các Tòa án trong tỉnh Thừa Thiên- Huế cho thấy, tại một số Tòa án, kết luận của việc bàn án chỉ có giá trị tham khảo, tại phiên tòa, tùy diễn biến của phiên tòa mà hội đồng xét xử có thể xử khác với đường lối mà tập thể thẩm phán đã cho. Nhưng tại một số Tòa án khác, trong đó có Tòa án nhân dân tỉnh, thì kết luận của buổi bàn án (cụ thể là kết luận của chánh án) có giá trị gần như bắt buộc. Điều đó đã dẫn đến có những phiên tòa mà việc xét hỏi chỉ mang tính hình thức, không nhằm mục đích thu thập các chứng cứ cần thiết để xét xử vụ án, việc nghị án vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật” như chúng tôi đã trình bày ở trên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Từ thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế cho thấy, việc xét xử của các Tòa án về cơ bản đã xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc xét xử cơ bản đã được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà luật tố tụng hình sự đã quy định, các vụ án có kháng cáo, kháng nghị phần lớn cấp phúc thẩm xử y án sơ thẩm, các vụ án bị hủy, sửa do vi phạm tố tụng không lớn. Ngoài ra, các Tòa án còn mở nhiều phiên tòa xét xử lưu động nhằm phát huy và tăng cường tác dụng giáo dục, phngf ngừa tội phạm. Nhờ đó, công tác xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng và công tác xét xử của các Tòa án nói chung đã góp một phần quan trọng vào việc giữ gìn tốt tình hình trật tự trị an tại tỉnh Thừa Thiên- Huế

Mặc dù đã được được nhiều kết quả tốt như nêu ở trên, nhưng cũng qua thực tiễn cho thấy, việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế vẫn còn một số hạn chế, tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử của các Tòa án, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những tồn tại này có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về pháp luật, có nguyên nhân về áp dụng pháp luật, có nguyên nhân do trình độ, có nguyên nhân do tiêu cực hoặc các tác động khác. Vì vậy, cần có các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)