Việc xét hỏi tại phiên toà là không đầy đủ.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 59)

Như chúng ta đã biết, việc xét xử tại phiên toà là giai đoạn quan trọng của thủ tục tố tụng hình sự sơ thẩm. Việc xét hỏi tại phiên toà bao gồm việc xét hỏi bị cáo, những người tham gia tố tụng, công bố các tài liệu của vụ án, xem xét các vật chứng ... nhằm để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Việc xét hỏi, nếu được tiến hành một cách rõ ràng, đầy đủ, làm rõ được sự thật khách quan, thì Hội đồng xét xử sẽ có cơ sở để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ các chứng cứ, nhờ đó mà việc xét xử vụ án sẽ đúng đắn, chính xác.Tuy nhiên, thực tiến xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự sơ thẩm tại của các Toà án nhân dân hai cấp tại tỉnh Thừa Thiên- Huế cho thấy có nhiều vụ án, tại phiên toà, việc xét hỏi rất sơ sài, không đầy đủ. Có trường hợp, có những câu hỏi mang tính áp đặt cho bị cáo, có nhân chứng được triệu tập nhưng không được xét hỏi, các tài liệu chứng cứ trong hồ sơ không được công bố tại phiên

toà... rất nhiều vụ án, vật chứng không được đem ra để xem xét tại phiên toà. Ví dụ:

- Vụ Phạm văn Yến, bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” (đã có nêu ở trong phần 2.3.5 luận văn này). Tại phiên toà, “ toà án có triệu tập Huỳnh Hải Phong là một trong những nhân chứng quan trọng, nhưng cũng không được xét hỏi tại phiên toà; kết luận giám định pháp y; thông báo kết quả giám định vật chứng vụ án; lời khai của bị cáo (bị cáo vắng mặt tại phiên toà) cũng không được công bố tại phiên toà là vi phạm Điều 188 Bộ luật tố

tụng hình sự” (trích trang 7 bản án hình sự phúc thẩm số 41 ngày 30/8/2000

của Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên- Huế). Đây cũng là những lý do mà cấp phúc thẩm đã huỷ bản án sơ thẩm số 09 ngày 19/5/2000 của Toà án nhân dân huyện Phú Vang

- Vụ Phạm Bá Vinh, bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải” (đã có nêu ở phần 2.3.6 luận văn này), mặc dù là vụ án có những lời khai quan trọng cần được tiến hành điều tra làm rõ tại phiên toà như đã nêu ở phần trên, nhưng đối với các nhân chứng vắng mặt, hội đồng xét xử không công bố lời khai của họ tại cơ quan điều tra, để góp phần làm rõ sự thật của vụ án.

Một phần của tài liệu Thủ tục xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự Lý luận và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)