Giải pháp về mặt chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 89)

lý chùa Hương hết sức quan tâm bao gồm việc nâng cấp các di tích cảnh quan, đền chùa miếu mạo cũng như chú trọng giáo dục người dân và du khách có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử. Tuy nhiên công việc bảo tồn vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định như sự lai tạp, biến dạng của văn hóa truyền thống, sự lợi dụng niềm tin của người hành hương để xây dựng đền chùa miếu mạo trá hình để trục lợi. Bên cạnh đó cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn di sản văn hóa, làm thương mại hóa các loại hình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa của Chùa Hương.

3.2. Các nhóm giải pháp

3.2.1 Giải pháp về mặt chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương Hương

3.2.1.1 Chính sách, quy hoạch lễ hội chùa Hương

Có thể khẳng định chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương là vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển du lịch lễ hội trong tương lai, đảm bảo sự phát triển bền vững. Chính sách chính là định hướng, là điều kiện để thực hiện quy hoạch. Vì vậy ngoài chính sách của Thành phố trong việc đỡ đầu, hướng dẫn phát triển, chính quyền địa cũng cần xây dựng chính sách cụ thể ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để phát triển cho du lịch lễ hội. Những chính sách này phải đảm bảo tiêu chí khuyến khích đầu tư - du lịch, huy động tập trung nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng lễ hội địa phương, bảo tồn phát huy được giá trị truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch lễ hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Nhóm chính sách phát triển du lịch lễ hội Chùa Hương tập trung vào những nội dung sau:

- Nhóm chính sách phát triển du lịch bền vững: đây chính là chính sách quan trọng trong phát triển du lịch của địa phương. Chính sách này giúp định hình hướng phát triển. Do đó để phát triển bền vững các hoạt động du lịch lễ hội phải đồng thời đạt hiệu quả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, anh ninh quốc phòng, trật tự xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường tự

nhiên và nhân văn, đây là nhóm chính sách giúp bảo tồn, bảo vệ, gìn giữ các nguồn tài nguyên tự nhiên và di sản nhân văn, …

- Nhóm chính sách khuyến khích du lịch: tạo điều kiện thuận lợi cho khách đến lễ hội, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật,...

- Nhóm chính sách kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm có tác dụng luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm du lịch lễ hội, dịch vụ lễ hội, nâng cao thương hiệu du lịch lễ hội.

- Nhóm chính sách tăng cường hợp tác công – tư, khuyến khích đầu tư: liên kết giữa đại diện nhà nước và tư nhân, hợp tác với nước ngoài,... có sự chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia. Bên cạnh đó cũng cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, giảm bớt các thủ tục hành chính phức tạp. Xây dựng chính sách đảm bảo an toàn về vốn của các nhà đầu tư, chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư để họ yên tâm khi đầu tư vào khu di tích.

- Nhóm chính sách thuế: ưu tiên, miễn giảm hoặc không thu thuế có giới hạn đối với các công trình đầu tư xây dựng các công trình trong khu di tích, các hình thái giúp ổn định cuộc sống của cộng đồng dân cư cũng như có chính sách thuế hợp lý đối với các thiết bị nhập khẩu phục vụ du lịch.

- Nhóm chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch lễ hội, khuyến khích đào tạo, chuyển giao kỹ năng, thu hút nhân tài.

- Nhóm chính sách phát triển sản phẩm du lịch lễ hội: tăng cường nghiên cứu thị trường, thị hiếu của du khách để từ đó đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm chiến lược, sản phẩm đặc trưng, truyền thống của lễ hội.

- Chính sách xúc tiến khuếch trương, quảng bá sản phẩm du lịch lễ hội: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, khai thác khách ở thị trường mới.

Ngoài những chính sách để phát triển du lịch lễ hội nói trên, chính quyền còn cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp, hoàn thiện môi

trường pháp lý nhằm đảm bảo cho các hoạt động du lịch lễ hội. Đây được coi là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch, bởi hệ thống cơ chế pháp lý hoàn thiện chính là tiền đề cho các doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

Bên cạnh các chính sách khuyến khích định hướng phát triển du lịch lễ hội thì đối với du lịch lễ hội chùa Hương, việc xây dựng bản quy hoạch tổng thể mới vô cùng cấp thiết, bởi bản quy hoạc cũ đã xây dựng được khoảng hơn 15 năm, các thông tin cũng đã cũ, không còn phù hợp với điều kiện mới.

Ngoài ra một vấn đề khác cũng cần được quan tâm, thực hiện song song với việc lập quy hoạch tổng thể của khu di tích Hương Sơn, đó tiến hành việc xây dựng quy hoạch chi tiết, triển khai nội dung của quy hoạch tổng thể, góp phần phát triển du lịch lễ hội chùa Hương. Trong quy hoạch chi tiết này cần chú trọng, tập trung vào quy hoạch dịch vụ, không để tình trạng hàng quán mọc tràn lan, lộn xộn trong thời gian diễn ra lễ hội; quy hoạch xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, giải quyết dứt điểm vấn đề khan hiếm nước sạch trong những tháng hội diễn ra; quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý rác thải đảm bảo môi trường nhân sinh quan của hội chùa Hương, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giữ gìn cảnh quan.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 89)