Giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn các di sản văn hóa trong hoạt động du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 103)

du lịch lễ hội Chùa Hương

Như ta đã biết, du lịch tuy mang lại lợi ích kinh tế cho ngân sách địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất của cộng đồng nhưng nó cũng có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội của điểm đến. Do đó trong những năm gần đây nổi lên xu hướng phát triển du lịch bền vững, nhấn mạnh vấn đề phát triển du lịch gắn với bảo tồn. Đó là bảo tồn gìn giữ tài nguyên tự nhiên, xã hội, bảo tồn các di sản vật thể, di sản phi vật thể, .... .

Như đã nêu ở chương 2, môi trường tự nhiên của chùa Hương đang bị đe dọa do đó Ban tổ chức cần có những biện pháp mạnh mẽ để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Thứ nhất Ban quản lý cần có chiến lược quy hoạch phát triển khu du lịch chùa Hương dài hạn, trong đó có tính toán, phân luồng lượng khách để giảm tải tình trạng quá tải mỗi mùa lễ hội như hiện nay. Thứ hai phải xây dựng các khu vực phân hủy rác thải hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan. Thứ ba, cần chú ý nâng cấp cải tạo các khu vực xuống cấp, bị ô nhiễm. Thứ tư đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo mỗi người dân tham gia lễ hội có ý thức bảo vệ cảnh quan như vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, thậm chí xem xét việc xử phạt hành chính nặng, cảnh cáo những du khách vi phạm. Có thể kêu gọi truyền thông để tuyên truyền, nâng cao ý thức của du

khách và người dân. Thứ năm, Khu di tích chùa Hương cần có một đội ngũ chuyên gia chuyên kiểm tra đo lường mức độ ô nhiễm của khu di tích để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa cũng là một công việc quan trọng trong quá trình phát triển du lịch. Đây không chỉ là công việc của một người hay một nhóm người mà là công việc của tập thể. Nó đòi hỏi sự giúp đỡ, tham gia nhiệt tình và tâm huyết của các cấp ban ngành, các nhà quy hoạch, nghiên cứu, kiến trúc, lịch sử, khảo cổ, ... .

Tương tự như vậy, bảo tồn di sản văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương cũng cần nỗ lực của cả cộng đồng. Trước tiên ta cần kiểm kê, quy hoạch, lập danh mục tất cả các di sản văn hóa của lễ hội chùa Hương bao gồm các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể . Sau đó tiến hành khảo sát, nghiên cứu xác định được thời kỳ hình thành nên di tích, di sản để xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn công tác bảo tồn, bảo quản, gia cố, tu sửa, phục hồi từng phần, phục hồi toàn phần, tôn tạo hay thích nghi phù hợp với thời kỳ lịch sử đó tránh tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Tất cả mọi công việc đều phải được ghi chép, lưu trữ cẩn thận để làm cơ sở căn cứ.

Trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, cần đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý bảo tồn. Bởi chỉ lơ là công tác quản lý sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Việc đầu tư, nâng cấp di tích văn hóa với tư cách là một sản phẩm du lịch cần được triển khai một cách toàn diện, chặt chẽ, tránh tình trạng giao khoán cải tạo, không có nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, kiến trúc của di tích, .... tự ý tự biên tự diễn, phóng tác làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp ban đầu, làm hỏng khung cảnh chung.

Trong hoạt động du lịch lễ hội, cần cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn, không phát triển khai thác di sản văn hóa bừa bãi để phát triển du lịch lễ hội, phục vụ nhu cầu du khách. Để làm được điều này, sự phối hợp thống nhất giữa các nhà bảo tồn và các nhà kinh doanh hoạt động du lịch và các nhà bảo tồn cùng bắt tay giữ gìn và phát huy giá trị lễ hội chùa Hương.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích cộng đồng tham gia vào việc bảo tồn di tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thông của lễ hội. Đồng thời tạo điều kiện để

người dân địa phương được tham gia vào hoạt động kinh doanh của lễ hội như bán hàng lưu niệm, hướng dẫn khách, .... , giúp họ có công ăn việc làm, tăng thu nhập. Đây cũng chính là nguồn nội lực trong công tác bảo tồn.

Ngoài ra, công tác bảo tồn di sản văn hóa cũng cần chú trọng đến việc giáo dục ý thức người dân. Tuyên truyền, giới thiệu truyền thống lịch sử của chùa Hương, khơi dậy niềm tự hào và lòng yêu quê hương, bản quán tới tầng lớp thanh niên, giúp họ có những hiểu biết thấu đáo về nguồn gốc, ý nghĩa các giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội. Công tác giáo dục, tuyên truyền cần được tổ chức thường xuyên, định kỳ để người dân hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, quảng bá văn hóa tạo sức sống mới cho lễ hội, góp phần giới thiệu hình ảnh lễ hội tới du khách.

Trong thời đại hiện nay, khoa học công nghệ cực kỳ phát triển. Do đó cần áp dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn di sản văn hóa lễ hội Chùa Hương, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý hệ thống dữ liệu lịch sử liên quan đến các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, các nghi lễ truyền thống, ... của lễ hội Chùa Hương, lưu tryền đến con cháu mai sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w