Đối với chính quyền và cư dân địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 107)

Ủy ban nhân dân Huyện Mỹ Đức

- Chỉ đạo các ban ngành địa phương tích cực tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành quy định quản lý khu du lịch Hương Sơn;

- Xây dựng chính sách thi đua khen thưởng nhằm động viên, khích lễ các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nếp sống văn minh trong sinh hoạt lễ hội;

- Nghiên cứu và đưa vào áp dụng những nội dung được đề xuất trong đề tài vào thực tế quản lý lễ hội Chùa Hương;

- Thực hiện những giải pháp được nêu trong đề tài nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại của du lịch lễ hội Chùa Hương;

- Đánh giá tác động của du lịch lễ hội đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu di tích Hương Sơn nhằm mục đích phát triển bền vững.

Ban quản lý, tổ chức lễ hội

- Xây dựng phương án giới thiệu về kế hoạch, chương trình tổ chức lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các ấn phẩm của ngành du lịch, các tờ bướm, tờ rơi, website;

- Hoàn thiện website lễ hội Chùa Hương, chú ý cập nhập tin tức thường xuyên và đầy đủ;

- Xây dựng hệ thống bán vé thăm quan, vé thuyền bè trực tuyến, vé cáp treo qua website của lễ hội, giúp du khách giảm thiểu thời gian chờ đợi tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia lễ hội;

- Chú trọng và nâng cao ngọn cờ bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch lễ hội, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, tránh tình trạng thương mại hóa, làm biến dạng văn hóa nhằm phát triển du lịch bền vững;

- Phong phú, đa dạng hóa các hoạt động lễ hội, thu hút du khách như thả chim phóng sinh, mở triển lãm về lịch sử chùa Hương, lễ hội Chùa Hương, …; - Phối hợp với lực lượng an ninh, quản lý bảo vệ trật tự xã hội, an toàn giao

thông;

- Tích cực tuyên truyền ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tới du khách và dân địa phương.

Cư dân địa phương

- Chú trọng đến việc giữ gìn cảnh quan, môi trường, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Nhắc nhở du khách lễ hội tuân thủ đúng quy định của Ban quản lý lễ hội về việc bảo vệ môi trường, tôn trọng văn hóa địa phương; - Tự giác tuân thủ quy định, quy chế mà ban tổ chức đã đề ra;

- Không tổ chức, tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc. Nên có ý thức cầu tiến, học hỏi nâng cao tay nghề, chuyên môn.

TIỂU KẾT

Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, chính sách về việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa; về quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của Việt Nam; quy hoạch, định hướng phát triển du lịch của thành phố Hà Nội kết hợp với những quan sát, trải nghiệm lễ hội, tác giả đã đúc kết và đưa ra một số giải pháp sát với thực tiễn nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch lễ hội đồng thời gìn giữ phát huy các giá trị văn hóa truyền thông trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch lễ hội Chùa Hương. Những giải pháp này có thể còn sơ khai, mang tính lý thuyết, sách vở nhưng nó góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch của khu di tích Hương Sơn, hướng đến phát triển du lịch bền vững, mở ra một chương mới cho hoạt động du lịch lễ hội nơi đây.

KẾT LUẬN

Hiện nay trên thế giới du lịch đã và đang trở thành một xu thế phát triển mới. Ngành công nghiệp không khói này mang lại một lợi nhuận kinh tế khổng lồ cho các quốc gia. Chính vì lý do đó, nhiều quốc gia coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, được ưu tiên đầu tư, phát triển. Trong xu thế chung đó du lịch lễ hội nổi lên là một loại hình du lịch được giới truyền thông, các nhà nghiên cứu, hoạch định kinh tế quan tâm, tìm hiểu.

Lễ hội chùa Hương nằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội là một trong những lễ hội truyền thống và nổi tiếng nhất của Việt Nam, hàng năm thu hút hàng trăm nghìn du khách đến tham gia. Trong nhiều năm qua, việc tổ chức, điều hành lễ hội tạo điều kiện thuận lợi cho du khách về trảy hội đảm bảo trật tự, an toàn xã hội luôn là vấn đề trăn trở của các ban ngành thành phố và địa phương. Không thể phủ nhận những thành quả mà du lịch lễ hội chùa Hương đã đạt được, những thành quả này đã đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế địa phương, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đáng khen ngợi vẫn tồn tại những vấn đề cần bàn luận, tìm ra phương pháp khắc phục. Đặc biệt trong tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, trước thách thức của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và môi trường tự nhiên, việc tìm ra hướng đi phát triển đúng đắn, dài hơi, bền vững nâng tầm du lịch lễ hội chùa Hương lên một bước phát triển mới là vô cùng cần thiết và cấp bách.

Đề tài “Nghiên cứu lễ hội chùa Hương ở Huyện Mỹ Đức, Hà Nội” góp phần làm sáng tỏ những nền tảng lý luận về lễ hội, du lịch lễ hội, những yếu tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội, những nguyên tắc để phát triển lễ hội, phân tích những bài học kinh nghiệm phát triển lễ hội của các lễ hội nổi tiếng trong và ngoài nước..., từng bước phân tích điều kiện, tình trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương, nghiên cứu sản phẩm du lịch lễ hội, quảng bá tuyên truyền lễ hội chùa Hương, mở rộng thị trường du khách đến lễ hội chùa Hương, phân tích cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, mức độ quan tâm và đánh giá của khách hàng về du lịch lễ hội cũng như

những dịch vụ lễ hội chùa Hương. Bên cạnh đó bài nghiên cứu chỉ ra những tồn tại, những điểm hạn chế của lễ hội chùa Hương từ công tác quản lý, điều hành lễ hội đến công tác bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể để từ đó vận dụng và xây dựng những phương án, hướng đi phù hợp xứng với tiềm năng du lịch của lễ hội chùa Hương.

Những giá trị đặc sắc của lễ hội chùa Hương nằm ở trong chính những giá trị văn hóa của người Việt, đó là sự hòa trộn giữa Phật Giáo và tín ngưỡng dân gian. Sự hòa trộn nhuần nhuyễn, huyền bí và tôn nghiêm đó tạo nên nét đặc trưng, mang đậm văn hóa dân tộc của chùa Hương. Du lịch Chùa Hương không chỉ là một hoạt động du lịch lễ hội, nó còn có sự hiện diện của du lịch tôn giáo, tín ngưỡng, du lịch phong tục, khi du khách được trải nghiệm tâm linh trong không gian tôn giáo, được trải nghiệm, thưởng thức các sản vật quê hương, được hòa mình vào thiên nhiên kỳ thú và những sinh hoạt cộng đồng nơi đây.

Ngoài ra với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, gần trung tâm Hà Nội, cùng với cảnh quan môi trường tươi đẹp, các hang động ẩn chứa lịch sử của dân tộc, của người cổ thời văn minh Hòa Bình, thời đồ Đồng và các công trình kiến trúc, đền đài, bia tượng có giá trị lịch sử độc đáo đã tạo nên lợi thế không thể phủ nhận của du lịch lễ hội chùa Hương. Vận dụng lợi thế này sẽ mở ra hướng đi mới cho việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch của chùa Hương, thu hút du khách đến với một di sản văn hóa độc đáo của thủ đô Hà Nội.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã cố gắng tiếp cận đề tài dưới nhiều góc độ khoa học khác nhau như văn hóa, sử học, xã hội học, kinh tế học, phân tích số liệu và đặc biệt tập trung chuyên sâu vào lĩnh vực du lịch học nhằm tạo nên những góc nhìn nhiều chiều đối với đề tài nhưng chắn chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và đông đảo bạn bè quan tâm nghiên cứu.

Sau cùng tác giả rất mong muốn những kết quả nghiên cứu về du lịch lễ hội chùa Hương sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và phát triển bền vững du lịch lễ hội chùa Hương, đưa du lịch lễ hội chùa Hương lên một tầm cao mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992

2. Toan Ánh, Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1991

3. Nguyễn Đức Bảng, Lịch sử chùa Hương Tích, Nxb Văn Hóa Dân Tộc, Hà Nội, 2007

4. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1990

5. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hóa, Du lịch Việt Nam, Số 7, Tr58-59

6. Nguyễn Văn Bốn (2012), Đa dạng văn hóa Việt Nam từ góc nhìn du lịch, Tạp chí Du lịch, Số 5, Tr 28-29

7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng

8. Phan Huy Chú, Lịch chiều hiến chương loại chí, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2005

9. Nguyễn Đăng Duy, Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2001

10.Ngọc Hà, Hội xuân của người Việt – Những lễ hội xuân đặc sắc, Nxb Thời Đại, 2009

11.Mai Thanh Hải, Tôn giáo thế giới và Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998

12.Hồ Hoàng Hoa, Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1998

13.Phạm Đức Hiếu, Chùa Hương Tích, Cảnh quan và Tín ngưỡng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2013

14.Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2001

15.Hội đồng quốc gia (nhiều tác giả), Từ điển bách khoa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1998

16a. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2

16b. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5

17. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

18. Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005

19. Nguyễn Thăng Long, Nghiên cứu ảnh hưởng của tính thời vụ đến hoạt động du lịch ở Việt Nam, Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Hà Nội, 2000 20. Trần Văn Mậu, Lữ hành du lịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1998

21. Hữu Ngọc (chủ biên), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội, 1995

22. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Phượng, Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật Hà Nội, 1989

23. Võ Quế, Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Chùa Hương – Hà Tây, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà nội, 2003 24a. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật di sản, 2001

24b. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật du lịch, 2005

25.Quyết định của Bộ trưởng Bộ VHTT số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/08/2001 về việc ban hành quy chế tổ chức lễ hội.

26.Nguyễn Minh San, Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1994

27.Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch

28.Nhất Thanh, Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001

29.Trần Đức Thanh, Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008

30.Thích Viên Thành, Chùa Hương ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996

31.Lê Văn Thăng, Du lịch và môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008

32.Bùi Thiết, Từ điển lễ hội Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội, 1993

33a. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 1995

33b. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004

34. Trương Thìn (Chủ biên), Hội hè Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1990

35. Tổng cục du lịch, Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch, 1998

36. Chu Quan Trứ, Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội, 2001

37a. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận, Hà Nội, 2002

37b. Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Hà Nội, 2013

38. Lê Trung Vũ (Chủ biên), Lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992

39a. Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Viêt Nam, Nxb Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

39b. Trần Quốc Vượng (Chủ biên), Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội,, Hà Nội, 1996

40. Nguyễn Như Ý, Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1995 41a. Bùi Thị Hải Yến, Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2006 41b. Bùi Thị Hải Yến, Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012

Tiếng Anh

43. LAgroup & Interarts (2005), City tourism and culture, a report produced for the Research Group of the European Travel Commission (ETC) and for the World Tourism Organization (WTO), Brussels, Belgium.

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt từ các trang web:

44. Cục văn hóa cơ sở: http://www.vhttcs.org.vn/modules.php?

name=News&opcase=detailsnews&mid=944&mcid=343&menuid 45. Lịch sử Việt Nam, Chùa Hương Tích – Danh thắng chùa Hương:

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?

option=com_content&task=view&id=933&Itemid=65)

46. Quảng Hạnh, Hạn chế và thu nhỏ lễ hội để phòng SARS, Vietnamnet.vn:

http://vnn.vietnamnet.vn/suckhoe/2003/4/8803/

47. Trang web lịch sử Việt Nam: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php? option=com_content&task=view&id=933&Itemid=65

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh từ các website:

48. Greg Rechards (2009), Tourism development trajectories from culture to creativity, Tourism research and marketing, Barcelona, Spain (paper presented to the Asia – Pacific Creativity Forum on Culture and Tourism, Jeju Island, Republic of Korea, 3-5 June 2009): http://www.tram- research.com/atlas/APC%20Paper%20Greg%20Richards.PDF

49. ICOMOS (International Scientific Committee on Tourism Culture): http://www.besteducationnetwork.org/modules_festivals.php

http://www.icomos.org/tourism/

50. Warner Malcolm, Grace O M Lee (2005), The impact of the SARS epidemic in Taiwain: implications for human resources, labour markets, and unemployment in the service sector, University of Cambridge, UK: http://www.jbs.cam.ac.uk/fileadmin/user_upload/research/workingpapers/w p0508.pdf

Suối Yến (nguồn: sưu tầm)

Chùa Thiên Trù (nguồn: sưu tầm)

Nhà Mẫu ( nguồn: sưu tầm )

Chùa Giải Oan (nguồn: sưu tầm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 107)