Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 79)

Quần thể khu di tích Hương Sơn hiện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, vì vậy trước khi đưa xây dựng những chính sách, kế hoạch phát triển du lịch lễ hội chùa Hương, chúng ta cần biết mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Hà Nội.

Xác định Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, là vùng đất có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch như vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch phong phú, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng tốt,... nghị Quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 07 năm 2012 của Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã nêu rõ mục tiêu và chiến lược của Du lịch Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đó là “phấn đấu đến năm 2020, du lịch Thủ đô Hà Nội thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực”.

Vì vậy, để ngành du lịch Hà Nội đạt được mục tiêu chung nói trên, các chỉ tiêu và chiến lược cụ thể cũng được hoạch định rõ ràng. Về lượng khách du lịch, phấn đấu năm 2015 thu hút 2,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 14,2 triệu lượt khách nội địa. Năm 2020 lượng khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt người, khách nội địa đạt 20 triệu. Và đến năm 2030, khách quốc tế đạt 4,5 triệu lượt người, khách nội địa đạt 26,8 triệu lượt người. Về tỷ trọng GDP du lịch trong GDP của Thành phố: phấn đấu đến năm 2015 chiếm 8,2%, năm 2020 chiếm 8,7% và năm 2030 chiếm 9,3%. Về lao động: năm 2015 tạo việc làm cho 241,5 ngàn lao động trong đó 80,5

ngàn lao động trực tiếp với 3% lao động có trình độ trên đại học, năm 2020 tạo gần 383,4 ngàn lao động trong đó có 127,8 ngàn lao động trực tiếp với 5% lao động có trình độ trên đại học. Năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 750 ngàn lao động trong đó có 250 ngàn lao động trực tiếp với 7% lao động có trình độ trên đại học.

Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra khá nhiều các mục tiêu chiến lược về các sản phẩm du lịch, chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông vận tải, kỹ thuật, chiến lược về thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch.

Thành phố chủ trương phát triển du lịch bền vững, gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, liên kết với cộng động dân cư trong hoạt động bảo vệ môi trường; xây dựng quy hoạch các khu du lịch với các trọng điểm du lịch, tăng cường công tác quản lý về du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh du lịch, tăng cường hỗ trợ tài chính và xã hội hóa xúc tiến công tác quảng bá du lịch. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, kinh doanh, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, quảng bá du lịch. Chú trọng đến việc phát triển nhân lực du lịch về cả chất và lượng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam, đảm bảo nhân lực phục vụ cho ngành du lịch.

Thành phố chủ trương phân định, hệ thống các sản phẩm du lịch của Hà Nội, ưu tiên phát triển du lịch văn hóa, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí,… . Hà Nội xác định du lịch văn hóa chính là thế mạnh, là sản phẩm đặc trưng của Hà Nội. Vì vậy du lịch văn hóa của Hà Nội bên cạnh việc tập trung phát triển các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, tham quan làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch cộng đồng thì loại hình du lịch lễ hội cũng rất được chú trọng. Du lịch lễ hội chùa Hương là một trong những điểm du lịch lễ hội nổi tiếng nhất của Hà Nội, khu du lịch văn hóa lễ hội và cảnh quan Hương Sơn được coi là một cụm du lịch trọng điểm và là một trong các dự án trọng điểm cần đầu tư giai đoạn đến năm 2020. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất và vốn đầu tư cũng đã được tính toán, cụ thể diện tích đất sử dụng là 1.500 ha với vốn đầu tư khoảng 750 triệu đô la để khai thác tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh lễ hội, trong

đó đặc biệt phát triển xã Hương Sơn (khu vực đón tiếp khách hiện tại) thành đô thị tâm linh văn hóa. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã nhận định rõ điểm du lịch chùa Hương là điểm điểm du lịch Quốc gia. Đây chính là điểm thuận lợi, ưu thế cho việc phát triển du lịch lễ hội chùa Hương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 79)