Nhân lực du lịch lễ hội chùa Hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 70)

Dân cư

Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, gồm 22 xã và thị trấn trong đó xã Hương Sơn là xã có số dân đông nhất với hơn 4 vạn nhân khẩu. Mật độ phân bố dân cư trung bình khoảng 452 người/m2 .

Lao động

Tổng số lao động ở Hương Sơn tính đến năm 2010 đạt 15.000 người, chiếm 37% dân số xã. Ngành nghề lao động chính, thường xuyên của Hương Sơn là nông nghiệp, chiếm 70% số lao động. Bên cạnh nông nghiệp, thì lực lượng lao động làm trong ngành thương mại dịch vụ cũng khá cao, chiếm tới 40%, là xã có tỷ lệ lao động trong ngành thương mại dịch vụ cao nhất huyện. Tuy nhiên lực lượng lao động này mang tính mùa vụ, không thường xuyên, hầu hết chỉ tập trung trong mùa lễ hội chùa Hương, từ khoảng tháng giêng Âm lịch cho đến hết tháng ba Âm lịch, tập trung ở các dịch vụ: lưu trú, vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm.

Chất lượng lao động

Tuy có số lượng tham gia ngành thương mại dịch vụ cao như vậy nhưng chất lượng lao động lại là vấn đề gây nhiều bàn cãi, phần lớn thiếu chuyên môn và nghiệp vụ du lịch. Lực lượng lao động trong ngành du lịch chùa Hương đậm tính mùa vụ, thiếu đào tạo và không chuyên nghiệp. Đa phần họ là những lao động phổ

thông, tay ngang chuyển sang làm dịch vụ du lịch và thường làm theo thói quen, kinh nghiệm. Các nhân viên làm việc trong các công ty du lịch so với mặt bằng chung, có khá hơn nhưng vẫn còn yếu về nghiệp vụ. Sự thật là tuy nhận thức được các mặt hạn chế của nhân lực nhưng hầu như các công ty du lịch cũng như ban tổ chức quản lý nơi đây vẫn chưa thể khắc phục được tình trạng trên. Lý do là do phụ thuộc vào lễ hội, nên hiệu quả hoạt động không cao, không có điều kiện thu hút, hấp dẫn những lao động có trình độ. Ngoài ra, ngay trong lực lượng đội ngũ cán bộ làm ngành du lịch, dịch vụ cũng có sự chênh lệch lớn, tỷ lệ những người đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ rất nhỏ. Mặt trái của tính thời vụ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nhân sự, nguồn lực lao động của du lịch lễ hội chùa Hương, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch nơi đây.

Quản lý lao động và nhận thức của người dân

Công tác quản lý lao động tham gia hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn công tác quản lý lao động đều tự phát, không có đơn vị đứng ra quản lý, đứng mũi chịu xào khiến việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ du lịch cho người tham gia lao động rất khó khăn. Mặt khác, người dân trực tiếp làm du lịch ở Hương Sơn tuy phần nào hiểu được cơ hội việc làm và lợi ích kinh tế do du lịch mang lại nhưng nhận thức về du lịch còn hạn hẹp. Người dân làm kinh doanh du lịch phần lớn chỉ biết khai thác thu lợi nhuận trước mắt mà chưa nghĩ được cái lâu dài, chưa biết cách khai thác hiệu quả, chưa có nhận thức về việc giữ gìn cảnh quan, văn hóa, hướng đến vấn đề phát triển du lịch bền vững. Do đó trong công tác quản lý, chính quyền và các cơ quan quản lý nơi đây phải nâng cao nhận thức người dân, giúp họ hiểu thế nào phát triển bền vững, và đây là con đường phát triển tất yếu không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân gia đình họ mà còn mang lại lợi ích cho con cháu họ.

Nắm rõ được những yếu kém trong vấn đề của nguồn lao động và công tác quản lý nguồn lao động phục vụ lễ hội, trước mùa lễ hội Ban tổ chức đã hết sức cố gắng tạo điều kiện, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong công tác làm du lịch, dịch vụ, mở các lớp về an toàn giao thông, .... cho người chèo đò, vận động

bà con địa phương thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ hòa nhã với khách du lịch.

Vai trò của cư dân địa phương trong hoạt động du lịch ở Hương Sơn

Cư dân địa phương có một vai trò quan trọng trong việc tiếp đón khách du lịch, sự thân niệm, niềm nở của họ là một trong những nguyên nhân tạo thiện cảm đối với du khách, là một trong những yếu tố “níu kéo”, “giữa chân” du khách. Trong các hoạt động du lịch họ cũng là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các dịch vụ phục vụ khách. Bên cạnh đó, đối với những người có vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa, điều kiện tự nhiên, sinh thái họ chính là những hướng dẫn viên du lịch, những tình nguyện viên nhiệt tình. Vì vậy nếu ban quản lý nơi đây phát huy được những thế mạnh, khắc phục và hạn chế những yếu kém của nguồn nhân lực, du lịch lễ hội chùa Hương sẽ có những chuyển biến tích cực ngoạn mục, mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho người dân và địa phương.

* Nhận xét:

- Lực lượng lao động chính của Hương Sơn trong ngành du lịch mang nhiều đặc trưng văn hóa nông nghiệp, mang nặng tính mùa vụ;

- Cư dân địa phương tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch khá lớn nhưng nhận thức về du lịch cũng như trình độ của lực lượng lao động còn hạn chế, đôi khi gây khó chịu tới du khách, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch ở Hương Sơn.

- Người dân địa phương có vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững của ngành du lịch nơi đây nhưng chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và trách nhiệm của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w