Hệ thống các di tích, danh thắng tại chùa Hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 36)

Hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh của chùa Hương được chia làm hai mảng lớn. Đó là các di tích văn hóa và các di tích khảo cổ.

2.1.2.1 Di tích văn hóa và danh thắng

Khoảng hơn hai nghìn năm trước đây, toàn bộ vùng đất này là rừng tự nhiên, nơi đây là nơi luyện tập võ công của những anh hùng hào kiệt xưa chống giặc ngoại xâm, và cũng từng là con đường tiến quân của Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, vua Quang Trung mà hiện nay vẫn còn nhiều dấu tích. [Thích Viên Thành, 1996: 30]

Đặc biệt khi nhắc đến khu di tích Hương Sơn, người ta thường nhắc đến giai thoại về Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, người đã chọn núi rừng Hương Sơn làm nơi tu thành chính quả. Truyền thuyết này có một ý nghĩa tôn giáo lớn đối với nơi đây. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc, miếu mạo, đền chùa cũng những di tích lịch sử rất có giá trị.

Lấy Suối Yến là lối đi chính vào Hương Sơn, người ta chia khu Du lịch chùa Hương làm ba tuyến chính: Hương Tích, Long Vân và Chùa Tuyết.

Tuyến thứ nhất là tuyến Hương Tích, đây là tuyến chính của chùa Hương, bao gồm: Suối Yến - đền Trình Ngũ Nhạc - cầu Hội - chùa Thanh Sơn - Hương Đài - chùa Thiên Trù - chùa Hinh Bồng - chùa Tiên - chùa Giải Oan - đền cửa Võng và cuối cùng là động Hương Tích. Mỗi địa danh đều gắn với truyền thuyết, giai thoại huyền bí.

Suối Yến

Trong Hương Sơn, nổi bật lên giữa những núi non trùng điệp là dòng suối Yến hiền hòa tựa như dải khăn người thiếu nữ, len lỏi qua những dãy núi tạo nên bức tranh thủy mặc như thực như mơ giữa chốn hồng trần.

Suối Yến dài gần 4 km bắt nguồn từ một hang nước ở Cánh Đồng Lỗ Rừng Vài, chảy quanh co uốn lượn qua một vùng đồng lầy, đi qua làng Yến Vỹ, thôn Hội Xá, làng Đục khê rồi đổ ra sông Đáy. Hai bên suối Yến là trùng điệp núi non với muôn vàn hình dạng kỳ thú. Người xưa dựa vào hình dáng ấy mà khéo đặt tên cho chúng: núi Ngũ Nhạc có hình năm cái chuông, núi Đụn, trông như một cái đụn gạo khổng lồ đặt giữa thiên nhiên xanh biếc, núi Dẹo - một chàng say rượu nghiêng ngả vẹo cả sang một bên, núi Soi có hình dáng một chú kỳ lân, núi Ái (hay còn gọi là núi con Rùa), cạnh núi Ái là núi Cánh Phượng với đôi cánh dang rộng vút lên trời cao. Đối diện núi Cánh Phượng là núi Ly, trên đỉnh núi có đặt tượng đài chiến thắng ca ngợi nhân dân Hương Sơn trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đi quá lên núi Cánh Phượng một chút là núi Đổi Chèo có hình dáng một con trăn khổng lồ trườn trên mặt nước. Ngoài ra còn có núi Phòng Sư với những khoang được bàn tay tạo hóa dùng đá sắp xếp, trông giống như trai phòng của các vị sư. Trên đỉnh núi là hai tảng đá lớn có hình dáng ông sư, bà vãi. Đi ngược một chút nữa ta bắt gặp một cây cầu bắc ngang qua dòng suối Yến đó là cầu Hội, cầu Hội do dân làng Hội Xá bắc năm 1860 bằng gỗ lim, dùng để đi vào rừng làm nương rẫy, qua nhiều lần tu sửa, cầu được xây lại bằng bê tông như ngày nay. Bên cạnh Cầu Hội là một hang nhỏ còn lưu lại bút tích khen tặng của Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, gồm bốn chữ “sơn thuỷ hữu tình” khi Ngài đến trẩy hội chùa Hương năm Canh Dần 1770. Đi qua hang này tới núi Thong Dâu.

Đi tiếp ta sẽ bắt gặp cánh đồng Hang Bà, đối diện Hang Bà là cánh đồng Ông. Có một truyền thuyết gắn với Hang Bà còn được truyền đến ngày nay như sau: “Ngày xưa có một người đàn bà xinh đẹp goá chồng từ sớm. Giữ trọn đạo làm dâu bà ở vậy chăm sóc mẹ chồng già yếu. Ngày ngày bà chèo thuyền kiếm củi, củ mài, rau sắng đem bán lấy tiền mua gạo về nuôi mẹ. Một ngày mưa lớn, nước lũ tràn về,

người đàn bà bị sóng làm đắm đò, chết đuối. Thương tiếc cho một người con dâu hiếu thảo, người đời sau đặt tên cho hang ấy là hang Bà để tưởng nhớ một trang tất liệt.

Ngồi trên thuyền tiếp tục xuôi theo dòng suối ta sẽ đi qua núi Ba Đài Rượu, núi con Voi – ngọn núi gắn với câu chuyện kỳ lạ, lý thú. “Người xưa kể rằng Hương Sơn có một trăm ngọn núi hình con voi, chín mươi chín con đều quay đầu về động Hương Tích tỏ lòng thành kính, chỉ riêng một con lại quay đầu ra hướng ngược lại và quay mông vào. Giận dữ trước sự bất kính của núi Voi này, Hộ Pháp lấy gươm phạt vào một mảng mông voi nên núi Voi bị sạt mất một mảng. Qua núi Voi là núi Mâm Xôi và đây cũng là điểm dừng chân của khách hành hương để tiếp tục cuộc hành trình đến động Hương Tích”. [10, tr.61-63]

Đền Trình

Đền Trình, tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ tên dân gian thường gọi là Đền Trình, một di tích lịch sử văn hoá trong khu thắng cảnh Hương Sơn. Theo thuyết phong thuỷ, dãy núi Ngũ Nhạc có hình thế một con rồng lớn, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn, từ xa xưa dân thôn đã dựng ở đầu dãy núi một ngôi đền nhỏ để thờ một vị thần Tướng đã góp công đánh giặc Ân phò Vua Hùng Huy Vương thứ VI. Ngôi đền này thờ Sơn Thần, và mùng 6 tháng Giêng lễ mở cờ rừng được cử hành trọng thể tại đây để người dân xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống.

Dân gian vẫn lưu truyền câu truyện rằng, vào đời Vua Hùng Huy Vương thứ VI, ở Bộ Vũ Linh Quận Siêu Loại – Hương Vĩnh Thế có gia đình Lạc Tướng dòng dõi Vua Hùng. Hùng công kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Liễu, người ở vùng núi Hương Tích. Vợ chồng ăn ở đức độ, hiền lành nhưng hiềm nỗi tuổi cao mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm bà Liễu nói xin chồng cho về quê Hương tích cầu quý tử. Trong những ngày nghỉ tại Yến Vỹ bà Liễu một mình đi vào núi Ngũ Nhạc, tại đây được thần núi báo mộng cho biết sẽ có vị thần trên trời sớm xuống đầu thai làm con trai bà nhưng đồng thời cũng thông báo cho bà biết là bà cũng sắp phải xa rời trần thế về với tổ tiên. Mười bốn tháng sau, bà Liễu sinh hạ một người con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Hùng Lang. Để tạ ơn trời đất, Hùng

Công sắm sửa lễ nghi cùng gia nhân về núi Ngũ Nhạc. Trong thời gian ông ở đây thì bà Liễu vợ ông qua đời. Đến năm Hùng Lang được mười ba tuổi thì đến lượt Hùng Công cũng từ giã cõi trần. Mười tám tuổi Hùng Lang đã tinh thông võ nghệ hơn người, sau này ngài được Trời ban cho kiếm thánh, phò trợ vua đánh giặc Ân. Sau khi đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, Hùng Lang bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn của Người, nhà vua hạ chiếu ban kim ngân lập đền thờ Ngài ở núi Ngũ Nhạc cho dân ấp Yến Vỹ ngàn năm thờ phụng.

Trong cuộc chiến chống thực dân Pháp, đền hai lần là mục tiêu đốt phá của giặc: Lần thứ nhất là tháng 2 năm 1947, lần thứ hai là những năm 1951 -1953. Khi hòa bình được lập lại với đóng góp của dân làng và du khách thập phương hành hương đến nơi đây, đền từng bước được phục hồi, tu sửa. Năm 1962, đền được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chùa Thanh Sơn - Động Hương Đài

Chùa Thanh Sơn được coi là một trong những ngôi chùa cổ xưa của Việt Nam. Chùa nằm trên suối nước bắt nguồn từ Thung Luộn, trong khu vực này còn có hai động nhỏ là động Hương Đài và động Tiểu Nhi.

Động Hương Đài nằm trên núi Phụng Dực, hay còn gọi là Hang Luộn do sư cụ Đàm Thuyết cùng nhân dân thôn Hội Xá khai phá. Động tuy nhỏ nhưng có nhiều thạch nhũ đẹp.

Lùi ra phía bờ suối là hang Tiểu Nhi, trong hang có rất nhiều nhũ đá hình trẻ thơ đang đùa nghịch, đặc biệt hang còn có những cây đàn đá mà khi gõ vào sẽ tạo nên những bản nhạc thiên nhiên kỳ diệu.

Chùa Thanh Sơn được xây dựng năm Canh Thân (tức năm 1860 Dương Lịch) tạo lạc trên một mảnh đất rộng hàng nghìn mét vuông, lưng tựa vào núi nhìn ra một vùng gò đất, sông nước. Thế đất của Chùa được gọi là thế đất “Phượng Hoàng ẩm thủy” (chim Phượng Hoàng uống nước), còn vùng gò đất trước mặt lại có thế “tam đăng chiếu nhất thư” (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách), là một thế đất đẹp. Chính vì vậy dân làng Hội Xá đã mời sư trụ trì Chùa Thiên Trù ra yên vị lô hương và đặt nền tam bảo ở đây. Chùa Thanh Sơn ban đầu cũng ít người qua lại, chỉ có các vị hòa thượng ở Chùa Thiên Trù đến vui cảnh tham thiền. Năm 1930, chùa

mới chính thức có người trụ trì là sư thầy Đàm Thuyết. Và cũng năm này sư thầy đã cùng dân làng Hội xá mở động Hương Đài làm nơi thờ Phật.

Tuy nhiên sau khi Sư trụ trì Đàm Thuyết viên tịch, chùa lại vắng vẻ, tiêu điều không có người thường xuyên chăm nom, quét dọn. Đến năm Bính Ngọ - 1966 đến nay mới lại có sư thầy Đàm Trâm về trụ trì. Các sư thầy ở đây cùng với dân thôn Hội Xá và khách thập phương đã chung tay xây dựng chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài thành một thắng cảnh đẹp trong khu danh thắng chùa Hương.

Những ai hiếm muộn thường đến chùa Thanh Sơn để cầu mong gia đình sớm có tiếng cười con trẻ.

Chùa Thiên Trù

Thiên Trù có nghĩa là bếp nhà trời, Chùa còn có tên gọi là Chùa Trò hay Chùa Ngoài. Chùa tọa lạc toạ lạc trên thềm núi Lão, bắt đầu chỉ là một thảo am nhỏ được hình thành dưới thời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Truyện kể rằng Vua Lê Thánh Tông trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai đã cùng tướng sĩ, quân lính nghỉ tại thung lũng núi Lão. Trong dịp này Nhà Vua đã đặt tên thung lũng này là “Thiên Trù”. Sau lần đó, có ba vị hòa thượng đã tới đây tu hành, lập am thờ Phật. Tuy nhiên phải đến năm 1687, Hòa Thượng Trần Đạo Viên Quang Chân Nhân đến đây tu hành và cho dựng Chùa, đặt tên là Thiên Trù Tự.

Trải qua nhiều đời trụ trì, chùa Thiên Trù được xây dựng, trùng tu, hoàn thiện để trở thành một công trình tuyệt mỹ giữa chốn núi rừng Hương Sơn.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa ba lần bị bom đạn phá hủy vào các năm 1947, 1948 và 1950. Di tích ngày xưa nay chỉ còn lại tháp Thiên Thủy, tháp Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung thế kỷ 17 và bia đá.

Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê - Nguyễn. Bố cục rất hài hòa: tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20.

Sau khi bị giặc Pháp phá hủy, sang năm Tân Mão (1951), Hòa thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đống đổ nát sáu gian nhà tranh để làm nơi tu hành, hương khói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ đến khi hòa bình được lập lại, cùng với sự đóng góp của du khách thập phương và sự quan tâm của chính quyền, Chùa Thiên Trù từng bước được xây dựng, trùng tu và tô điểm lại bằng những công trình kiến trúc đặc sắc, trở thành trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương.

Động Hinh Bồng

Về Động Hinh Bồng trong Sách Dư địa chí, Phan Huy Chú viết: “Núi Hinh Bồng ở ngoài núi Hương Tích, dưới chân núi có sông dài quanh co. Hai bên có những núi đá thẳng như vách đứng từng hàng, có một con đường tắt đi xuyên vào coi như cửa Long Môn quỷ thần tạc ra. Ở trên vách đá có hàng vạn nhũ đá rủ xuống như hạt châu chiếu xuống dòng nước, cảnh sắc như vẽ”. [8, tr.101]

Năm 1770, Chúa Trịnh Sâm khi trẩy hội chùa Hương cũng đã đề thơ ở đây:

“Chân núi đường xuyên một nẻo dài, Hóa công mài chuốt đã bao đời. Non xanh, nhường thấy non không đất,

Suối biếc, nhìn qua suối gặp trời Đá nhuốm ráng chiều - nền gấm điểm,

Sóng rung dải nhũ - hạt châu rơi Chim trời cá nước vui chung cảnh,

Ngọn bút khôn đem tả hết lời.”

(Bản dịch của Quách Vinh) Tuy nhiên, động Hinh Bồng gốc vì một lý do nào đó đã bị vùi lấp và hiện vẫn chưa tìm ra được.

Năm 1932, hội thiện làng Yến Vĩ đã xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên núi Thung Gạo mượn tên là động Hinh Đồng. Sang năm 1933, một tín đồ Phật tử tên là Hải Khoát, quê Hải Phòng đã giúp đỡ tài trợ xây dựng thành chùa. Năm 1943, một chuông đồng lớn được đúc và treo ở đây. Đến năm 1992, do một chấn động lớn, cửa động đã bị lấp. Sau đó những tảng đá lấp động đã được nhà chùa thuê dọn. Hiện nay chùa đã xây dựng thêm ngôi tam bảo và điện mẫu để thờ Phật.

Động Tiên Sơn

Từ Chùa Thiên Trù rẽ phải đi theo một con đường nhỏ men sườn núi lối đi vào chùa Trong khoảng hơn 1 km là đến chùa Tiên Sơn. Chùa nhỏ, xinh được dựng trên một ngọn núi cao trong động Tiên Sơn.

Do biến động của thiên nhiên, động đã từng bị đất đá vùi lấp. Năm 1903 tình cờ một người dân địa phương cùng con trai đi đào củ mài trên núi Tiên, đánh rơi con dao xuống một hang sâu lần xuống tìm mới phát hiện ra động Tiên Sơn. Tuy nhiên, hơn 10 năm sau, đến năm 1904, Hội thiện thôn Yến Vĩ đã quyên góp công sức mở lại động Tiên Sơn và cho mở thêm một cửa động thứ hai ở bên phải. Năm 1907, Hội thiện lại tạc năm pho tượng từ ba phiến đá bạch thạch, đào được ở trong động (khi mở cửa động thứ hai). Năm pho tượng đó tạc gia đình bà chúa Ba sau khi đến chùa Hương chữa bệnh và tu thành chính quả.

Động có rất nhiều nhũ đá tuyệt đẹp với đủ hình dạng như bàn tay Phật, ngà voi trắng, trái tim, khánh đá, chiêng đá và đặc việt khi gõ vào những nhũ đá phát ra những âm thanh như tiếng nhạc du dương. Thơ Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có ghi lại cảnh nơi đây:

Chợt khỏi Thiên Trù thoạt rẽ lên Che che cửa động một đường lên Chở mây quanh quất lồng hương phật

Gõ đá vang lừng trỗi nhạc tiên Bảo cái đùn đùn trên bảo toạ Kim quan chăm chắm trước kim liên

Thanh sa dấu cũ còn nghi để Quyền được xe loan biết mấy phen.

Chùa Giải Oan

Suối Giải Oan nằm ở đoạn giữa chùa Thiên Trù và động Hương Tích. Khi đến suối Giải Oan, nhìn lên phía bên trái, ta sẽ thấy chùa Giải Oan, tọa lạc trên một triền núi thấp, dưới chân mái đá cao.

Chùa Giải Oan gắn với giai thoại về Phật Bà Quan Âm. Theo sự tích thì tại con suối này Bà Chùa Ba đã gột rửa bụi trần, rũ bỏ tất cả những oan trái, khổ đau trước khi bước vào con đường tu hành thành chính quả.

Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì, nước trong mát. Hai bên chùa là hai động nhỏ, động Thuyết Kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.

Chùa Giải Oan được Hòa thượng Thông Dụng xây dựng vào khoảng thập niên thứ hai của thế kỷ 20. Chùa làm một mái dựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) Sư Tổ Thanh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay.

Đền Trấn Song (Đền Cửa Võng)

Đền Trấn Song hay còn gọi là Đền Cửa Võng, ban đầu chỉ là một ngôi miếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 36)