Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 72)

Đối với việc tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương, từ những năm 1997 Ủy Ban Nhân dân Hà Tây (cũ) đã sớm có quyết định thành lập Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn. Ban quản lý này trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tỉnh, có những nhiệm vụ sau:

- Quản lý khách tham gia lễ hội chùa Hương và khách du lịch ngoài lễ hội thông quan việc quản lý vé thắng cảnh;

- Bảo vệ khu di tích ngoài khuôn viên nhà chùa; - Là cơ quan chủ quản trong lễ hội chùa Hương.

Từ tháng 6 năm 2000, huyện Mỹ Đức thành lập Ban quản lý Di tích và thắng cảnh Hương Sơn với nhiệm vụ quản lý khách tham gia lễ hội chùa Hương, khách du lịch ngoài lễ hội thông qua vé thắng cảnh, bảo vệ khu di tích ngoài khuôn viên nhà chùa và hàng năm là thành viên tham gia ban tổ chức lễ hội của huyện.

Kể từ năm 2008, khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo hội chùa gồm các thành viên từ các ngành như Công an thành phố, Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn.

Bảng 2.11 Mô hình quản lý lễ hội chùa Hương

UBND TP. HÀ NỘI

UBND TP. HÀ NỘI

UBND HUYỆN MỸ ĐỨC

UBND HUYỆN MỸ ĐỨC

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN

BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Tiểu ban Kinh tế, Tài chính Tiểu ban Kinh tế, Tài chính Tiểu ban điều hành vận chuyển khách Tiểu ban điều hành vận chuyển khách Tiểu ban An ninh trật tự Tiểu ban An ninh trật tự Tiểu ban quản lý thắng cảnh Tiểu ban quản lý thắng cảnh Tiểu ban văn hóa – xã hội Tiểu ban văn hóa – xã hội

Theo đó Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý vĩ mô về tình hình phát triển khu du lịch chùa Hương và giao trực tiếp trách nhiệm khai thác và quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cho huyện Mỹ Đức. Huyện Mỹ Đức thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, thành lập Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn. Nhiệm vụ của Ban quản lý là phối hợp với các đơn vị thực hiện, hoàn thiện các nhiệm vụ và mục tiêu như:

- Phối hợp với UBND xã Hương Sơn cùng các ngành liên quan lập phương án giám sát các hoạt động xây dựng, phát triển khu du lịch

- Quản lý các dịch vụ trên địa bàn khu di lịch như dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ăn uống, ... .

- Quy định, phát hành và tổ chức bán vé thăm quan, vé đò, ...

- Thực hiện các công việc khác do UBND thành phố, huyện và Bộ văn hóa thông tin giao.

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Ban quản lý di tích lại thành lập Ban tổ chức lễ hội chùa Hương với các tiểu ban để tổ chức và thực hiện các công tác quản lý, điều hành lễ hội. Ban tổ chức lễ hội sẽ do một đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức làm trưởng ban chỉ đạo chung và các phó ban trực tiếp làm trưởng các tiểu ban. Các tiểu ban bao gồm tiểu ban văn hóa – xã hội, tiểu ban kinh tế – tài chính, tiểu ban an ninh – trật tự, tiểu ban điều hành vận chuyển khách, tiểu ban quản lý di tích thắng cảnh, mặt bằng dịch vụ và vệ sinh môi trường và trạm kiểm tra vé khu vực bến đò Thiên Trù. Các tiểu ban này sẽ phối hợp với Ban tổ chức kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động văn hóa, xử lý vi phạm, bố trí cán bộ y tế, phương tiện, dụng cụ, thuốc và các điểm cấp cứu, điều trị trong khu vực lễ hội, kiểm tra phòng chống dịch bệnh, chăm lo công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, an ninh trật tự, ... .

Những ưu điểm của mô hình quản lý hiện nay ở chùa Hương

- UBND Huyện Mỹ Đức và Ban Quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đã nhanh chóng nắm bắt được nhiệm vụ, thành lập và quản lý rất tốt các tiểu ban, phân công công việc cho từng bộ phận quy củ

- Lợi thế của Ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn của UBND huyện Mỹ Đức là hiểu rõ lợi thế và hạn chế của khu du lịch.

Những hạn chế

- Thực tế cơ cấu này vẫn bộc lộ một số hạn chế khi hoạt động quản lý bị chia cắt nhiều, mỗi cấp chỉ chịu trách nhiệm một mảng nên dẫn đến thực trạng nhiều cấp chỉ huy quản lý nhưng không đủ mạnh, đủ quyền lực và sức thuyết phục như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, du lịch không chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu du tích. Còn Huyện Mỹ Đức và Xã Hương Sơn tuy có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn xã hội nhưng quyền hạn không nhiều. Thêm vào đó hiệu quả hoạt động của Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn chưa cao dù đã có cơ chế hoạt động rõ ràng. Còn các tổ chức kinh tế chỉ tập trung kinh doanh, khai thác tối đa các nguồn tài nguyên mà không để ý đến công tác bảo vệ dẫn đến tình trạng môi trường sinh thái, văn hóa bị xuống cấp, làm giảm sức hấp dẫn của khu du lịch.

- Ngoài ra việc quản lý và thực hiện quy hoạch điểm đến khu du lịch Hương Sơn còn yếu kém, triển khai các dự án cũng là một điểm trừ đối với mô hình quản lý nơi đây.

- Thiếu các giải pháp phân phối lợi ích kinh tế giữa các đơn vị, cá nhân trong quá trình quản lý, khai thác nguồn tài nguyên.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ nhân viên ngành du lịch còn yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn nghèo nàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 72)