Quy hoạch du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 81)

Nhằm đạt được mục tiêu “đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực” và “phát triển Thủ đô Hà Nội thành thành phố xanh, văn hiến, văn minh hiện đại trên nền tảng phát triển bền vững”, Ban lãnh đạo Thành phố đã xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, việc định hướng thị trường, quy hoạch sản phẩm du lịch, quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ, quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch, quy hoạch đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng là những vấn đề được nêu ra và phân tích đầy đủ trong bản quy hoạch.

Thị trường du lịch bao gồm hai thành phần chính là thị trường quốc tế và thị trường nội địa. Đối với khách quốc tế bên cạnh việc đẩy mạnh việc khai thác và thu thút khách quốc tế ở các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Asia cần mở rộng khai thác khách ở các thị trường mới như Trung Đông, Bắc Âu... . Đối với thị trường nội địa, cần tăng cường liên kết giữa Hà Nội và các vùng, miền, địa phương trong cả nước.

Về sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch. Tập trung phát triển du lịch văn hóa – là sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch Hà Nội, chú ý tập trung vào các loại hình tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, tham quan phố cổ, du lịch lễ hội, cộng đồng; phát triển du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch MICE, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch nông nghiệp.

Quy hoạch phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ: Hà Nội sẽ được quy hoạch, phân chia thành 06 cụm du lịch trọng điểm, hai vành đai du lịch và 03 tuyến du lịch chính. Cụm du lịch trọng điểm bao gồm: cụm du lịch trung tâm Hà Nội, cụm

du lịch Sơn Tây – Ba Vì, cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn, cụm du lịch núi Sóc – hồ Đồng Quan, cụm du lịch Vân Trì, Cổ Loa, cụm du lịch Hà Đông và phụ cận. Hai vành đai du lịch bao gồm vành đai sông Hồng và vành đai Sông Đáy. Ba tuyến du lịch chính là tuyến du lịch mang tính quốc tế kết nối Hà Nội với thế giới, tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch nội vùng. Đối với các cụm du lịch trọng điểm và vành đai du lịch, những sản phẩm du lịch đặc trưng nhất của từng cụm và từng vành đai đều được đề cập để có thể dễ dàng tập trung phát triển, quản lý.

Về hệ thống cơ sở lưu trú: Thành phố ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp từ 3 sao trở lên và loại hình lưu trú ở nhà dân tại các cụm du lịch, không phát triển cơ sở lưu trú nhà nghỉ quy mô nhỏ dưới 10 phòng. Bảng quy hoạch phân vùng cơ sở lưu trú thành hai hệ thống đó là hệ thống lưu trú trong vùng lõi – trung tâm Hà Nội, cơ sở lưu trú theo các trục phát triển, các đô thị vệ tinh, cơ sở lưu trú gắn với sinh thái dọc vành đai xanh và các cơ sở lưu trú đặc thù tại các khu vực.

Bên cạnh đó, bản quy hoạch còn phát triển 08 sân gôn cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân gôn Việt Nam và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Quy hoạch cơ sở văn hóa và vui chơi Hà Nội, khu vui chơi cao cấp, quy mô lớn. Ngoài ra các hệ thông cơ sở du lịch dịch vụ gắn với các khu điểm du lịch, các đô thị để vừa có thể phục vụ du lịch, vừa có thể phục vụ dân cư. Đặc biệt việc các trung tâm du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội cũng được quan tâm.

Kết cấu cơ sở hạ tầng luôn là vấn đề được ưu tiên trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng. Đó là mạng lưới giao thông đường bộ với việc tập trung phát triển các tuyến giao thông quan trọng; nâng cấp cải tạo đường sắt khổ đơn hơn 1m, các đường sắt cận cao tốc, kết nối Hà Nội với các địa phương; phát triển hệ thống đường sắt kết nối trung tâm và các khu đô thị phát triển, các khu du lịch vui chơi giải trí; phát triển mạng lưới đường sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh. Khai thác các tuyến đường thủy trên ba tuyến sông lớn ở Hà Nội và các tuyến đường sông nội thành phố. Chú ý phát triển hệ thống vận tải hành khách đô thị khối lượng lớn và các tuyến xe buýt nhanh. Quan tâm chú trọng đến việc đào tạo nhân lực và giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm du lịch.

Theo bản quy hoạch này, du lịch lễ hội chùa Hương đặc biệt có nhiều ưu đãi. Đó là chính là việc chiến lược phát triển du lịch lễ hội là một trong những là thế mạnh của du lịch lễ hội. Thêm vào đó cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn được nhấn mạnh tập trung phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh lễ hội; du lịch thể thao cao cấp với sản phẩm sân gôn, thể thao nước. Ngoài ra việc phát triển tuyến đường ĐT 419 cũng tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch lễ hội chùa Hương – đây là tuyến đường được đánh giá là tuyến giao thông có vai trò quan trọng trong quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu du lịch lễ hội chùa hương ở huyện mỹ đức, hà nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w