0
Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Các sản phẩm du lịch lễ hội chùa Hương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Ở HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 57 -57 )

2.2.2.1 Du lịch tham quan danh thắng

Bản thân quần thể Hương Sơn chính là một trong những sản phẩm hấp dẫn của lễ hội chùa Hương. Đó là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông suối, núi

non mây trời, là những đền chùa miếu mạo cổ kính như chùa Thiên Trù, chùa Tiên Sơn, Chùa động Hương Tích, là những hang động huyền bí. Chỉ khung cảnh đó thôi cũng đã hút hồn biết bao tao nhân mặc khách.

Khách du lịch đến lễ hội chùa Hương ngoài mục đích chính là tâm linh và tín ngưỡng thì tham quan khung cảnh của quần thể Hương Sơn cũng là một mục đích quan trọng. Trước đây khi các hoạt động du lịch còn nhỏ lẻ, yếu kém cả về khâu tổ chức và hướng dẫn nên các thông tin về danh thắng chùa Hương hầu như không được giới thiệu đến du khách, tuy nhiên cùng sự phát triển nói chung của ngành du lịch, nhu cầu tìm hiểu của du khách phần nào đã được thỏa mãn, đội ngũ hướng dẫn viên ngoài việc dẫn đưa khách, cũng rất chú trọng giới thiệu lịch sử, cảnh quan với du khách.

Hiện nay, một vấn đề cần nghiêm túc xem xét đó là khung cảnh thiên nhiên chùa Hương đang dần bị ô nhiễm, đặc biệt là trong dịp lễ hội khi khách trảy hội đổ về chùa Hương với số lượng lớn. Đây là hậu quả của việc khai thác du lịch quá độ, nếu tình trạng này tiếp tục mà phía Ban quản lý nếu không có biện pháp bảo vệ thì khung cảnh Hương Sơn sẽ sớm bị phá hủy. Đối với việc bảo vệ, bản tồn khung cảnh Hương Sơn, một cá nhân hay một tổ chức không thể làm được. Vì vậy cần có sự quan tâm, đỡ đầu và phối hợp của các sở ban ngành, các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xây dựng và bảo vệ danh thắng chùa Hương, góp phần vào công cuộc phát triển bền vững khu quần thể chùa Hương.

2.2.2.2 Du lịch tín ngưỡng, tâm linh trong lễ hội

Du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa khai thác những yếu tố tâm linh nhằm thỏa mãn nhu cầu nhu cầu tinh thần của con người trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch. Qua đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần cho người tham gia.

Đối với lễ hội chùa Hương, một lễ hội có bề dày lịch sử và văn hóa, khách khi đến lễ hội có mục đích chủ yếu là cầu lộc, cầu may, thanh tịnh tâm hồn và hướng đến giá trị chân – thiện – mỹ. Đặc điểm của du lịch tâm linh lễ hội chùa Hương trước hết là sự gắn kết với Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Các công trình kiến trúc cùng với những giá trị văn hóa phi vật thể khác của lễ hội đã thể hiện sâu

sắc triết lý Phật giáo và niềm tin của người dân Việt. Một đặc điểm khác cần được nhắc đến cho là tinh thần trở về cội nguồn với chân lý uống nước nhớ nguồn. Điều này thể hiện ở việc thờ cúng vị anh hùng trong truyền thuyết Hùng Lang.

Lễ hội chùa Hương có đầy đủ tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh thành sản phẩm cốt lõi tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

2.2.2.3 Du lịch tham gia các hoạt động lễ hội

Một trong những sản phẩm khác cuả du lịch lễ hội chùa Hương là du lịch tham gia các hoạt động lễ hội, đó là các hoạt động trong nghi lễ khai hội, các hoạt động trong phần hội, và các hoạt động bên lề khác.

Hàng năm cứ vào ngày khai hội, người dân thôn Yến Vĩ đều tổ chức múa rồng ở sân đền Trình và bơi thuyền múa rồng trên suối Yến rất sôi động, hào hứng làm cho không khí lễ hội vô cùng tưng bừng, náo nhiệt.

Du khách đến hội chùa Hương nếu nán lại đến đêm ngày Lễ Khánh đản Bà Chúa Ba sẽ được xem diễn chèo tái diễn lại sự tích Bà Chúa Ba tại sân Chùa Thiên Trù. Ngoài ra du khách còn được thưởng thức nghe hát chèo đò, hát văn – đây được coi là nét văn hóa đặc sắc của Hương Sơn.

Giống như nhiều lễ hội khác ở Việt Nam, phần Hội ở lễ hội chùa Hương không thể thiếu các trò chơi dân gian như kéo co, chọi gà, đua thuyền, thu hút đông đảo người tham gia, đặc biệt là với thế hệ trẻ.

Trong những năm gần đây, để tăng thêm tính hấp dẫn cho lễ hội đồng thời nhằm quảng bá, giới thiệu lịch sử quần thể Hương Sơn đến với đông đảo du khách, ban tổ chức mỗi năm đều chọn một chủ đề cho lễ hội, và căn cứ vào chủ đề đó để xây dựng chương trình phù hợp. Như năm 2013, chủ đề được chọn là “Lễ hội chùa Hương: nét đẹp truyền thống Việt”, theo đó tại sân chùa Thiên Trù có tổ chức thêm múa lân, múa công, múa rùa do hội người cao tuổi xã Hương Sơn thể hiện. Ngoài ra còn có triển lãm giới thiệu các tác phẩm ảnh với tiêu đề “Thiền định của ánh sáng”, góp phần tăng thêm dịch vụ và sức hấp dẫn cho lễ hội. Như vậy du lịch tham gia các hoạt động lễ hội phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, hướng du khách đến với cội nguồn dân tộc và các giá trị văn hóa của cha ông. Du lịch lễ hội

chùa Hương cần phát huy hơn nữa sản phẩm này, nâng cao và hoàn thiện chất lượng để hấp dẫn khách du lịch.

2.2.2.4 Ẩm thực du lịch lễ hội chùa Hương

Nằm trong khu vực phía Bắc, văn hóa ẩm thực của lễ hội chùa Hương không có gì khác nhiều so với Hà Nội và các tỉnh lân cận nhưng khi nói đến lễ hội chùa Hương không thể không nói đến rau sắng, mơ Hương Tích và củ mài nơi đây.

Rau sắng chùa Hương

Rau sắng thuộc loài cây thân gỗ, cao to màu trắng, lá trông giống lá rau ngót nhưng nhìn bóng mướt hơn. Loại cây này thường mọc ở khe đất trên các dãy núi đá vôi. Cây ra hoa và lộc non vào mùa xuân, và đây cũng là mùa thu hoạch rau sắng. Rau sắng không giống những cây rau khác trồng vài ngày là có thể thu hoạch, để có thể hái lớp lá đầu tiên, phải chờ từ ba đến năm năm, và sau mười năm mới có thể thu hoạch lớn.

Rau sắng là loại cây nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, vị ngọt thanh rất được yêu thích. Khách đến lễ hội chùa Hương cũng là mùa thu hoạch rau sắng, biết được giá trị của rau sắng, ai ai cũng cố mua một ít về làm quà cho gia đình, người thân.

Theo kinh nghiệm dân gian, nấu rau sắng nên nấu suông, không nên nấu kèm với bất kỳ một loại thực phẩm nào hết, có như vậy người ăn mới có thể cảm nhận được vị ngon, ngọt tinh khiết của loại rau này. Khi sơ chế rau sắng, không nên vứt bỏ những cuống già mà nên rửa sạch, giã nát lọc lấy nước cho vào canh để tăng vị ngọt.

Trong y học, rau sắng không chỉ là một loại thực phẩm đơn thuần mà còn là một loại dược liệu. Rau sắng chứa một lượng lớn axit amin không thay thế có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein. Đối với những người bị bệnh đường ruột thì rau sắng chính là người bạn hiền.

Với những giá trị dinh dưỡng và biệt dược của mình, rau sắng chùa Hương xứng đáng là một đặc sản quý của vùng đất Hương Sơn, là món quà mà bất cứ người hành hương nào cũng muốn mua làm quà khi đi trảy hội.

Nói đến chùa Hương, giới sành ăn đều nhớ đến hương vị thượng hạng của của trái mơ nơi đây. Khéo làm sao khi mùa lễ hội bắt đầu cũng là lúc trái mơ bắt đầu chín vàng, gửi gió mang hương thơm tinh khiết rải khắp Hương Sơn.

Mơ thuộc họ mộc thân gỗ to, màu xám nâu, lá nhỏ, ra hoa kết quả vào mùa đông, quả chín vào mùa xuân. Nhờ thổ dưỡng nơi đây, mơ chùa Hương cùi dày, hạt nhỏ, vị chua thanh nhẹ, thơm dìu dịu là món quà được nhiều du khách lựa chọn khi trảy hội Chùa. Dựa trên màu sắc và hình dáng của quả mơ, người dân chia mơ Hương Sơn làm bốn loại: mơ nứa quả to, tròn, nhiều nước, mùa hơi trắng; mơ đào quả to, đầu nhọn giống quả đào, mơ chấm son quả không to lắm và có những chấm đỏ; mơ bồ hóng có quả chấm đen.

Quả mơ chín được chế biến thành ô mai, mơ muối làm thuốc, thành dấm mơ, rượu mơ. Cây mơ già cỗi gọi là lão mai, lấy thân gỗ chẻ nhỏ nấu nước uống gọi là nước lão mai. Nước lão mai có vị thơm thanh mát, uống vào rất dễ chịu.

Quả mơ cũng là một vị thuốc, vừa có tác dụng chữa bệnh đường ruột, mất tiếng, phù thũng, viêm vọng, ... vừa để an thần, giải khát.

Mơ là món quà trời ban tặng cho vùng đất này cho nên mơ chùa Hương được luôn được du khách hoan nghênh, đón nhận.

Củ mài

Suốt cuộc hành trình dài lên động Hương Tích, du khách có thể mệt mỏi, muốn tìm một chỗ nghĩ chân tạm và nhâm nhi một món căn chơi cho đỡ buồn trước khi tiếp tục chuyến hành hương, thì món chè củ mài là một lựa chọn hợp lý.

Củ mài vỏ đen, ruột trắng, nhìn hơi giống củ khoai lang nhưng to gấp hai, ba lần. Củ mài thuộc loại dây leo, mọc ở các vùng đồi núi, dây cứng từng đốt, lá hình trái tim, hoa từng chùm cánh bướm, rễ (củ) ăn sâu xuống đất. Dây củ mài tàn rụng về mùa đông, nẩy mầm về mùa xuân. Mùa xuân cũng chính là mùa thu hoạch củ mài. Củ mài có hai loại loại nếp và loại tẻ. Củ mài tẻ có màu trắng nhạt, không thơm và rắn còn củ mài nếp có màu trắng hoặc xanh lơ, bột mịn thơm, bở và dẻo. Đây mới là loại ngon, thường được chọn dùng.

Củ mài Hương Sơn không chỉ dùng để nấu canh mà còn dùng để nấu chè. Củ mài đem gọt vỏ, rửa sạch rồi đem thái hoặc cắt nhỏ, cho vào nồi đun nhừ sau đó

dùng muỗng đánh nhừ thành bột. Khi bắc ra cho đường hoặc mật ong vào nồi đánh đều, múc lên bát, để nguội. Chè củ mài thơm mát và trong như thủy tinh. Đặc biệt củ mài nấu với mật ong đã trở thành đặc sản của Hương Sơn, và thường được dùng để cúng Phật.

Mặc dù có những sản phẩm ẩm thực đặc trưng được du khách yêu thích nhưng nhìn chung các sản phẩm ẩm thực này của lễ hội chùa Hương mới chỉ được người dân buôn bán một cách tự phát, nhỏ lẻ chưa mang tính hệ thống. Mặt khác do hạn chế trong công tác nuôi trồng, quản lý nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, “thượng vàng, hạ cám lẫn lộn”. Do đó, ẩm thực chùa Hương muốn thực sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách cần có sự quan tâm và hướng dẫn của các cơ quan trung ương, địa phương, xây dựng, hoạch định kế hoạch bài bản, thống nhất để có hướng phát triển đúng đắn.

2.2.2.5 Các dịch vụ vui chơi, giải trí tại lễ hội chùa Hương

Mặc dù cách trung tâm Hà Nội không quá xa nhưng các dịch vụ vui chơi, giải trí tại lễ hội chùa Hương khá nghèo nàn, đơn giản. Theo điều tra, khách hàng rất không hài lòng về các dịch vụ vui chơi giải trí tại lễ hội. Đây là một trong những nhược điểm lớn của khu du lịch. Có đến 83% số du khách được điều tra nhận xét không tốt về các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí.

Bảng 2.5 Bảng số liệu đánh giá dịch vụ vui chơi giải trí tại Chùa Hương

Các hoạt động vui chơi giải trí về đêm hầu như không có, chủ yếu vẫn là đi chợ đêm gây nhàm chán cho du khách. Bên cạnh đó thái độ phục vụ còn yếu kém, gây phản cảm, bất bình trong tâm lý người đến lễ hội. Vì vậy nếu không có sự đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc thì lễ hội chùa Hương sẽ giảm dần tính hấp, thu hút, “níu

Rất tốt 0 0% Tốt 2 2% Bình thường 1 4 15% Không tốt 7983%

chân” khách hàng khiến khách không sẵn sang chi trả cho các dịch vụ, làm ảnh hưởng đến doanh thu của lễ hội.

2.2.2.6 Đồ lưu niệm

Tâm lý chung của du khách khi đến nơi thăm quan là mua đồ lưu niệm về tặng người thân hoặc đơn giản là giữ lại kỷ niệm đối với mảnh đất mình từng đến tham quan, du lịch. So với mặt bằng chung, dịch vụ đồ lưu niệm tại lễ hội Chùa Hương khá phát triển. Các mặt hàng, đồ lưu niệm rất đa dạng về số lượng và chủng loại, đa phần là những sản phẩm liên quan đến Phật giáo như vòng, khánh, dây chuyền, ... .Tuy nhiên nếu xem xét kỹ các mặt hàng được bày bán ở đây sẽ dễ dàng nhận thấy trong số những mặt hàng lưu niệm này không có sản phẩm đặc trưng của chùa Hương, sản phẩm được coi là cốt lõi mà bất cứ ai nhìn vào cũng có thể nhận ngay ra đây là đồ của chùa Hương. Ngoài ra, điểm trừ khác của các mặt hàng lưu niệm nơi đây chính là nguồn gốc xuất xứ. Các mặt hàng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc hoặc không có nhãn mác, nguồn gốc. Đây chính là mặt hạn chế và là lỗ hổng trong kinh doanh của lễ hội, khi Ban tổ chức bỏ ngõ và thả nổi thị phần hàng lưu niệm.

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch lễ hội chùa Hương

2.2.3.1 Cơ sở vật chất giao thông, vận chuyển khách

Về thực trạng cơ sở vật chất giao thông vận chuyển khách, lễ hội chùa Hương đã có nhiều cải thiện. Kể từ năm 2001 đã có các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng du lịch thông qua việc làm đường, mở rộng nâng cấp bến xe; hệ thống cáp treo cũng được lắp đặt tăng thêm sự lựa chọn hình thức di chuyển của khách hàng đến lễ hội. Trong suốt dịp lễ hội, hàng ngày đều có 12 chuyến xe buýt chạy từ Hà Nội đến Hương Sơn và ngược lại tạo điều kiện cho du khách. Đặc biệt trước thềm lễ hội năm 2013, Ban quản lý đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất giao thông vận tải, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ những năm trước, tạo nên diện mạo mới cho lễ hội. Hạ tầng kỹ thuật giao thông, đường thủy, đường bộ đã được triển khai đồng bộ: cầu Yến Vĩ được xây mới với hai làn xe, đường giao thông từ Ba La về chùa Hương được nâng cấp. Các tuyến đường nội

bộ trong khu vực Chùa cũng được đầu tư, hệ thống cáp treo được kiểm tra bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho du khách.

Căn cứ vào số liệu điều tra, chất lượng dịch vụ của các phương tiện tiếp cận lễ hội được du khách đánh giá rất cao, 49% khách hàng hài lòng về chất lượng:

Bảng 2.6 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ phương tiện tiếp cận lễ hội

Phương tiện di chuyển nội vùng cũng được ban quản lý cải tạo, quy hoạch, thỏa mãn nhu cầu du khách khi đến lễ hội.

Hệ thống giao thông đường thủy thông thoáng hơn, không còn hiện tượng bán hàng rong trên thuyền; các banner quảng cáo, bảng biển chỉ dẫn được sắp xếp hợp lý không làm ảnh hưởng đến khung cảnh thiên nhiên. Trong mùa lễ hội năm 2013, toàn bộ hệ thống giao thông, đường báo, biển chỉ dẫn từ Hà Đông về suối Yến cũng được duy tu, bảo dưỡng, biển hiệu, biển quảng cáo, bán hàng được làm theo kích thước thống nhất.

Ngoài ra để hạn chế tình trạng cò mồi, tự tăng giá chèn ép khách, Ban tổ chức đã cho công khai giá vé thắng cảnh, xuồng đò tại cổng vào chùa Hương và bến đò. Dịch vụ trông giữ xe cũng do Ủy ban nhân dân xã Hương Sơn điều hành. Mặt khác để đảm bảo an toàn, thuận tiện cho khách hành hương, Ban tổ chức quyết định không bố trí các điểm kinh doanh trong nội tự chùa, động, các đoạn đường chật hẹp, khu vực sâu không an toàn, khu vực sân cổng ngoài Thiên Nam Môn, khu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Ở HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI (Trang 57 -57 )

×