Nội
2.1.1. Tổng quan về vị trí địa lý, văn hóa, xã hội Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Hà Nội.
Quận Đống Đà nằm ở phía Tây Nam nội thành Hà Nội, quận Đống Đa gắn liền với địa danh lịch sử Gò Đống Đa nơi Quang Trung đại phá quân Thanh, cùng di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Quận Đống Đa, phía Bắc giáp quận Ba Đình; phía Đông Bắc giáp quận Hoàn Kiếm; phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Tây giáp quận Cầu Giấy. Diện tích: 9,94 km2. Dân số: khoảng 356.500 người (năm 2009).
2.1.1.2. Lịch sử hình thành:
Trước kia vùng đất Đống Đa là khu phía Tây của huyện Thọ Xương cũ, tỉnh Hà Nội. Trước năm 1945, Đống Đa là phần đất của đại lý Hoàn Long thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1961, khu Đống Đa bao gồm các khu vực sau:
- Khu phố Đống Đa cũ.
- Các khối từ 2 đến 14, từ 15 đến 20, từ 22 đến 25 của khu phố Ba Đình cũ.
- Khu Bệnh viện Bạch Mai của khu phố Bạch Mai cũ. - Khu Công nghiệp Thượng Đình.
- Các thôn Khương Trung, Khương Thượng (thuộc xã Tam Khương, quận 7 ngoại thành).
- Các thôn Thái Hà, Thịnh Quang (thuộc xã Thái Thịnh, quận 6 ngoại thành); các thôn Thịnh Hào, Hoàng Cầu (thuộc xã Thống Nhất, quận 6 ngoại thành) và Xóm Chùa của thôn Láng Hạ (thuộc xã Trung Thành, quận 6 ngoại thành).
Từ năm 1981, khu Đống Đa chính thức gọi là quận Đống Đa với 24 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ, Nguyễn Trãi, Phương Liệt, Thượng Đình, Thanh Xuân.
Ngày 13/10/1982, theo Quyết định số 173-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, quận Đống Đa thành lập thêm 2 phường: Phường Thanh Xuân Bắc gồm diện tích và nhân khẩu của : thôn Phùng Khoang (xã Trung Văn), thôn Cự Chính (xã Nhân Chính) thuộc huyện Từ Liêm và thôn Triều Khúc (xã Tân Triều) thuộc huyện Thanh Trì; Phường Kim Giang gồm diện tích và nhân khẩu của thôn Kim Giang, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì và đoạn đường ven sông Tô Lịch (từ phường Thượng Đình tới Đại Kim). Như vậy, Sau khi điều chỉnh, Quận Đống Đa có 26 phường.
Ngày 22/11/1996, theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ, điều chỉnh toàn bộ diện tích và nhân khẩu của các phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; một phần diện tích và nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, của phường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa về quận Thanh Xuân quản lý.
Phường Nguyễn Trãi còn lại được đổi tên là phường Ngã Tư Sở. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Đống Đa còn 21 phường.
2.1.1.3. Đơn vị hành chính.
Quận Đống Đa hiện có 21 phường: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Nam Đồng, Trung Liệt, Khâm Thiên, Phương Liên, Phương Mai, Khương Thượng, Ngã Tư Sở, Láng Thượng, Cát Linh, Văn Chương, Ô Chợ Dừa, Quang Trung, Thổ Quan, Trung Phụng, Kim Liên, Trung Tự, Thịnh Quang, Láng Hạ.
Trụ sở UBND Quận tại 279 Phố Tôn Đức Thắng.
2.1.1.4. Về kinh tế - xã hội.
- Về kinh tế: Những năm qua, kinh tế quận Đống Đa luôn giữ vững ổn định,
mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 1.889 tỷ đồng tăng 11,09% so với cùng kỳ năm 2009. Có 15/22 ngành kinh tế có giá trị sản xuất tăng trên 10% , trong đó tăng cao nhất là sản xuất chế biến thực phẩm và sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 2.307 tỷ đồng, bằng 167,9% kế hoạch năm và tăng 84,8% so với năm 2009. Thu ngân sách được hưởng sau điều tiết đạt 175,6% (cấp quận đạt 179,6%, cấp phường đạt 111,3%). Chi ngân sách cấp quận đạt 509,9 tỷ đồng bằng 94,4% dự toán, chi bổ sung cho ngân sách cấp phường đạt 80 tỷ đồng bằng 100% dự toán, chi ngân sách cấp phường đạt 109,1 tỷ đồng bằng 98% dự toán. Hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn được đẩy mạnh, hình thành một số trung tâm buôn bán sôi động: Khâm Thiên, Nam Đồng, Giảng Võ…
- Về lao động việc làm: Mỗi năm quận tạo việc làm cho khoảng 8000-8500
lao động. Năm 2010, quận đã cho vay vốn giải quyết việc làm 669 hộ, tổng vốn cho vay đạt 9,6 tỷ đồng; cho vay hộ nghèo, cận nghèo và gia đình khó khăn 3000 hộ; tạo điều kiện giải quyết việc làm 9.300 người đạt 100% kế hoạch trong đó 5.384 người có công việc ổn định.
- Về công tác xã hội: Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước, Thành phố cho 5.859 người có công theo quy định của pháp lệnh ưu đãi người có công. Năm 2010, quận Đống Đa đã trợ cấp thường xuyên 956 người cao tuổi và 206 người bị nhiễm chất độc da cam dioxin, 913 người khuyết tật, trẻ mồ côi, người tâm thần; 95 hộ nghèo không có khả năng lao động, sửa chữa 5 nhà dột nát hộ nghèo, 1 nhà cựu TNXP của Quận, cấp 5477 thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ phát triển đời sống giúp 250 hộ thoát nghèo.
- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật với nhiều loại hình phong
phú, gắn với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của đất nước, của Thủ đô. Duy trì vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Năm 2010, vận động được 98% hộ gia đình, 95% tổ dân phố tham gia đăng ký xây dựng danh hiệu gia định văn hóa, tổ dân phố văn hóa. Quận cũng đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao thi đấu bong đá, bóng bàn, cầu lông,.. gắn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các sự kiện văn hóa lịch sử của Quận, của Thành phố, hòa chung với cả nước.
2.1.1.5. Di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám xây dựng từ năm 1070 dưới triều vua Lý Thánh Tông và trở thành trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Gò Đống Đa nơi ghi dấu ấn Quang Trung đại phá quân Thanh. Đàn xã tắc; Pháo Đài Láng; Chùa Bộc; Chùa Láng; Ô Chợ Dừa; Sân vận động Hàng Đẫy; Ga xe lửa Hà