Các biện pháp quản lý phải phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 71)

viên; sự quan tâm của cha mẹ học sinh, sự hỗ trợ của các tổ chức, đoàn thể; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, môi trường giáo dục bán trú; sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội…Trong đó, công tác quản lý của hiệu trưởng đóng vai trò quyết định đến việc nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh. Tùy điều kiện cụ thể từng trường, các biện pháp có tính chất và vai trò khác nhau. Có thể giải pháp nào đó là cấp thiết, giữ quan trọng ở một thời điểm này nhưng lại có tính lâu dài, giữ vai trò điều kiện ở một thời điểm khác. Tuy có sự phân chia từng biện pháp nhưng giữa các biện pháp đều có quan hệ biện chứng, hỗ trợ, bổ sung nhau, thúc đẩy nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất cùng hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh. Do đó, để quản lý xây dựng THTT, nâng cao chất lượng học tập đối với học sinh, cần phải thực hiện có hệ thống, đồng bộ và linh hoạt các biện pháp.

3.1.4. Các biện pháp quản lý phải phát huy tiềm năng trong và ngoài nhà trường. trường.

Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,..đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của đối tác, có như vậy họ mới tham gia một cách nhiệt tình.

Quản lý xây dựng THTT là một việc làm hết sức cần thiết đối với cán bộ quản lý. Vì vậy, người quản lý cần phải biết tận dụng mọi điều kiện để phát huy tối đa tiềm năng trong và ngoài nhà trường.

Xây dựng THTT phải biết tận dụng thông qua chất lượng giảng dạy bộ môn, trình độ nghiệp vụ tay nghề của đội ngũ giáo viên. Xây dựng THTT phải biết tận dụng thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên

học sinh để họ nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi công dân, nhận thức đầy đủ hơn về các vấn đề xã hội, từ đó có thái độ và hành động đúng đắn với các vấn đề xã hội. Xây dựng THTT phải biết tận dụng, phát huy tiềm năng của đội ngũ giáo viên, học sinh thông qua các hoạt động xã hội và đoàn thể. Đây là những hoạt động giúp họ mạnh dạn, tự tin và mở rộng mối quan hệ với mọi người, thích nghi với chuẩn mực của xã hội và chuyển chúng thành những giá trị của chính bản thân mình. Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể, công tác xã hội,..phát huy sự thích ứng của bản thân mỗi người, chấp hành nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bản thân.

Xây dựng THTT là phải biết phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức, cá nhân như Ban Giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn,... Xây dựng mối đoàn kết nội bộ, quy tắc ứng xử,., lắng nghe ý kiến phản hồi từ các tổ chức,..

Xây dựng THTT là phải biết phát huy tiềm năng như đối với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội,. thì nội dung huy động, phát huy phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng, các khoản đóng góp,... Xây dựng THTT không thể thiếu nguồn lực là phụ huynh học sinh, phát huy tiềm năng của họ là phát huy sự phối hợp với nhà trường trong việc tuyên truyền đến các hội viên xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện....

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)