Vai trò quản lý của hiệu trƣởng trong quá trình xây dựng THTT:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 35)

- Người hiệu trưởng của bất cứ loại hình nhà trường nào cũng có sứ mệnh rất to lớn trước xã hội. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và xã hội về việc đào tạo “nhân cách – sức lao động” cho đất

vừa là người quản lý (nhận trách nhiệm trước cấp trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành giáo viên, học sinh và cán bộ công nhân viên của nhà trường). Hiệu trưởng vừa có vai trò thủ trưởng (giám sát đôn đốc công việc), vừa có vai trò thủ lĩnh (liên kết được đa nhân cách). Để hoàn thành được vai trò tinh tế phức tạp này, người hiệu trưởng phải thường xuyên phát triển kỹ năng xây dựng phong cách tốt và tầm nhìn sâu sắc trong lãnh đạo, quản lý để tổ chức quá trình huấn luyện, giáo dục, đào tạo có chất lượng, hiệu quả.

- Hiệu trưởng chứng tỏ mình có thể xử lý thông tin tốt. Không có cách điều hành nào tránh khỏi tác động của Internet, Internet cung cấp thông tin cho mọi người. Nhưng thông tin chưa phải là kiến thức. Kiến thức là thông tin đã được xử lý, được chắt lọc, được liên hệ với những thông tin khác nhau để nó hữu dụng hơn với mục tiêu quản lý. Hiệu trưởng không chỉ biết chế biến thông tin thành kiến thức, mà còn biết áp dụng nó tốt hơn bất kỳ ai.

- Giá trị tương tác giữa con người luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong việc tạo ra sự đồng thuận của tập thể sư phạm. Do đó, người hiệu trưởng có đóng vai trò kiến thiết một mạng lưới giao tiếp tốt trong đời sống chung của nhà trường. Internet không bao giờ thay thế hoàn toàn được sự tiếp xúc giữa con người với nhau.

- Hiệu trưởng biết phát hiện, phân biệt nhanh giải pháp tốt và giải pháp dở, hiện thực nhanh giải pháp tốt, một khi đã xác định được nó. Hiệu trưởng luôn luôn biết canh tân và ủng hộ canh tân giá trình giáo dục đào tạo.

- Hiệu trưởng là người nghiên cứu những đặc trưng của THTT, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp riêng, phù hợp cho trường của mình.

- Hiệu trưởng huy động được cộng đồng tham gia xây dựng nhà trường, đặc biệt huy động được nguồn lực tổng hơp của cộng đồng: tài lực,

nhân lực, vật lực, thông tin,.., dựa vào “túi tiền của cộng đồng” để xây dựng nhà trường và muốn vậy phải làm cho nhà trường trở thành vầng chán của cộng đồng, là nơi để nhân dân cộng đồng được giáo dục hóa phù hợp với sứ mệnh và chức năng, chuyên môn.

- Hiệu trưởng biết kiên nhẫn lắng nghe, biết dân chủ song phải quyết đoán ở các thời điểm, chấp nhận mạo hiểm tức là ra quyết định dứt khoát và hành động nhanh, thu hút, thúc đẩy nhiều người “biết động não”, cùng làm việc và tham vấn cho họ.

- Hiệu trưởng phải là người nắm vững mục tiêu, yêu cầu “xây dựng THTT, học sinh tích cực” và xác định cụ thể vào THCS phù hợp với địa phương. Nghiên cứu kĩ và quán triệt các chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan. Phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành các hoạt động cần thiết để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó chỉ đạo, thúc đẩy, khuyến khích các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm tham gia. Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường như: Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó, xác định lộ trình 5 năm và của năm học đầu tiên triển khai phong trào; xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hàng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học. Hiệu trưởng sẽ

sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm cho từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp. Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức Đoàn, Đội và các cơ quan Văn hóa, Thể thao, Du lịch ở địa phương. Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử văn hóa, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)