Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực).

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 82)

hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực).

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp.

Xây dựng THTT luôn gắn liền với sự vận động của tồn tại xã hội hiện thực, đồng thời được điều chỉnh bằng quan hệ và dư luận xã hội trong và ngoài nhà trường. Để xây dựng THTT có hiệu quả, cần phải biết tận dụng và huy động tối đa tiềm năng của các lực lượng trong và ngoài nhà trường ấy. Nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng phải kế hoạch hóa được việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực). Có như vậy, việc xây dựng THTT mới phát huy được hết sức mạnh của các lực lượng, góp phần dẫn đến sự thành công chung.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp.

Như chúng ta đã biết, để thực hiện tốt việc quản lý xây dựng THTT, cần huy động rất nhiều nguồn lực về con người và tài chính. Nguồn lực con người thường có sẵn (giáo viên, học sinh,..), dễ nhìn thấy nhưng nguồn lực tài chính thì hầu hết các cơ sở giáo dục đều gặp rất nhiều khó khăn. Muốn thực hiện tốt quản lý xây dựng THTT, nhà trường không ngừng kết hợp và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xã hội. Bên cạnh đó, lên kế hoạch để có thể sử dụng tối đa tiềm năng của các lực lượng xã hội ấy.

Lên kế hoạch liên kết và thống nhất các lực lượng, các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục tư cách, chính trị, tư tưởng, lối sống của các thầy cô giáo, cán bộ nhân viên để kết quả giáo dục thường xuyên được nâng cao.

Lên kế hoạch xác định rõ chế độ khen thưởng, trách phạt kiểm tra đánh giá hằng kỳ, hằng năm, xác định rõ yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung và công khai để mọi thành viên, các đoàn thể xã hội hiểu và chủ động tham gia.

Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú sẽ tạo ra sự thống nhất xây dựng môi trường lành mạnh để quản lý xây dựng THTT.

3.2.6.3. Cách thực hiện.

Lên kế hoạch xây dựng những quy định, quy ước về cơ chế phối hợp hành động, quản lý, kiểm tra, khen thưởng, nhân điển hình về những tấm gương của thầy trò không chỉ trong nhà trường mà ở cả cộng đồng nhằm xây dựng môi trường lành mạnh.

Lên kế hoạch phối hợp đồng bộ phương pháp giáo dục nêu gương ở nhà trường, gia đình và xã hội.

Lên kế hoạch phối hợp với các lực lượng ngoài ngành giáo dục để quản lý công tác xây dựng THTT, làm cho lực lượng ngoài ngành hiểu rõ công tác xây dựng THTT cũng là trách nhiệm của họ, chứ không chỉ của riêng nhà trường. Vì thực tế hiện nay, nhiều tổ chức, nhiều cá nhân hay đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường, cho thầy cô giáo, cho ngành giáo dục trong việc giáo dục học sinh, hoặc những tiêu cực đang xảy ra như gian lận trong thi cử, học thêm tràn lan,...

Lên kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, cam kế, xây dựng môi trường xung quanh nhà trường trong sạch, lành mạnh, không có tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phối hợp với các cấp Ủy Đảng, chính quyền lên kế hoạch phân công rõ trách nhiệm xây dựng môi trường, quản lý học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)