0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Những nguyên nhân ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý xây dựng THTT.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

2.6. Những nguyên nhân ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý xây dựng THTT. THTT.

Từ thực trạng quản lý xây dựng THTT được đánh giá như trên đây, chúng ta có thể thấy, biện pháp quản lý xây dựng THTT tuy đem lại những ý kiến tán đồng trong đánh giá của đối tượng khảo sát là khá cao nhưng vẫn còn tồn tại tỷ lệ không nhỏ ý kiến không tán đồng, cho rằng những biên pháp chưa hợp lý và chưa tốt. Vậy, nguyên nhân nào ảnh hưởng tới hiệu quả quàn lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng?

Bảng 2.8. Đánh giá nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng THTT (qua đánh giá của cán bộ).

TT Những ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng THTT

Thuận lợi Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Nhận thức của mọi người 109 58.6% 77 41.4%

2 Dư luận xã hội, sự ủng hộ của xã hội 98 52.7% 88 47.3%

3 Cơ chế tổ chức quản lý 76 40.9% 110 59.1%

4 Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động 68 36.6% 118 63.4%

5 Năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo các trường 97 52.2% 89 47.8%

Bảng 2.9. Đánh giá nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng THTT (qua đánh giá của học sinh).

TT

Những ảnh hƣởng đến quá trình xây dựng THTT

Thuận lợi Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

1 Nhận thức của mọi người 109 58.6% 77 41.4% 2 Dư luận xã hội, sự ủng hộ của xã hội 98 52.7% 88 47.3% 3 Cơ chế tổ chức quản lý 76 40.9% 110 59.1% 4

Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt

động 68 36.6% 118 63.4%

5

Năng lực và kinh nghiệm của lãnh

đạo các trường 97 52.2% 89 47.8%

6

Ảnh hưởng của kinh tế, văn hóa,

KH-CN,… 89 47.8% 97 52.2%

Thứ nhất: Năng lực và kinh nghiệm của lãnh đạo các trường còn gặp nhiều khó khăn (47/126 ý kiến tán đồng), 110/126 ý kiến cho rằng cần được tập huấn, xây dựng kế hoạch, huy động nguồn lực,.. Hạn chế này được thể hiện rõ trong bản kế hoạch triển khai xây dựng trường. Nhiều bản kế hoạch chưa thể hiện rõ nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu,.. nhân lực, vật lực, thời gian thực hiện các hoạt động.

Thứ hai: Sự hạn chế trong nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, lãnh đạo về mục tiêu, nội dung xây dựng THTT, Do đó, họ chưa thấy được sự cần thiết phải triển khai thực hiện, chưa thấy được đâu là bản chất, là vấn đề cốt lõi tạo nên sự thân thiện của ngôi trường đối với người học. Chính điều này dẫn đến tình trạng đầu tư, quan tâm không đúng mức hoặc tương xứng. Một số Hiệu trưởng chỉ tập trung nguồn lực tài chính, tham mưu với chính quyền địa phương đầu tư kinh phí, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học mà chưa quan tâm đúng tới nội dung khác. Một số Hiệu trưởng lại tập

trung công sức chỉ đạo các hoạt động bề nổi, vận động các em học sinh tham gia nhiều trò chơi, chưa tập trung vào việc học.

Thứ ba: Cơ chế tổ chức quản lý từ khâu lập kế hoach, tổ chức, kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, dẫn đến việc thực hiện khó khăn. Cơ chế tổ chức quản lý không chỉ chịu ảnh hưởng từ nội bổ bản thân cơ sở giáo dục mà còn từ bên ngoài.

Thứ tư: Điều kiện vật chất, kinh phí cho hoạt động còn nhiều khó khăn, eo hẹp. Việc huy động được nguồn lực tài chính luôn là vấn đề đau đầu đối với bất cứ nhà quản lý nào.

Thứ năm: Dư luận xã hội và sự ủng hộ của xã hội. Để tạo được dư luận xã hội phát triển mạnh mẽ rộng khắp với sự tham gia tích cực của các đoàn thể quần chúng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục thúc đẩy xây dựng THTT không phải một sớm, một chiều.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI (Trang 66 -66 )

×