Nhận thức của các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng về việc xây dựng THTT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 56)

dựng THTT.

Để xác định được nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về việc xây dựng THTT, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 150 người bao gồm: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, bí thư đoàn thanh niên (gọi chung là Cán bộ) tại các trường và 200 học sinh tại 5 trường trên địa bàn Quận. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi có thể đánh giá từng vấn đề như sau:

Số lượng phiếu điều tra sau khi khảo sát thu về được là 126 phiếu điều tra đối với đối tượng là cán bộ và 186 phiếu điều tra đối với đối tượng là học sinh.

89% ý kiến cán bộ cho rằng xây dựng THTT là rất cần thiết, 11% cho rằng cần và không có ý kiến nào nói rằng không cần lắm cũng như không cần. Điều đó chứng tỏ, mọi người đều nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng THTT. Đối với các em học sinh, với thông tin về phong trào xây dựng THTT, 81% các em cho rằng có nghe nói và phần lớn là từ kênh thông tin của nhà trường: giáo viên, học sinh, một số nghe được thông tin từ truyền hình, báo,..

95% đối tượng Cán bộ và 82% học sinh cho rằng, xây dựng THTT được hiểu rằng đó chính là xây dựng quan hệ thày trò trong giáo dục, thiết lập sự thân thiện với môi trường tự nhiên, xây dựng quan hệ thân thiện với với gia đình, xã hội, thiết lập quan hệ với quốc tế, tạo môi trường giáo dục lành mạnh để thực hiện giáo dục toàn diện, phát huy tính tích cực của học sinh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Lợi ích của việc xây dựng THTT cũng được học sinh đánh giá cao với các nội dung tạo cơ hội cho học sinh được vui chơi (với 110 ý kiến), tạo môi trường lành mạnh cho học sinh được học tập rèn luyện (với 120 ý kiến) đạt tỉ lệ 100% phiếu điều tra. Các nội dung như tạo cơ hội cho học sinh cống hiến thu được ý kiến tán đồng là 54; hạn chế tiêu cực tới học sinh 75 ý kiến và giáo dục truyền thống đạo đức với 94 ý kiến.

Bảng 2.3: Đánh giá của các lực lƣợng về trách nhiệm tham gia xây dựng THTT.

TT Xây dựng trƣờng học thân thiện là nhiệm vụ của

Cán bộ Học sinh Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Ban Giám hiệu 8 8% 26 14%

2 Thầy cô giáo trong các trường 3 3% 40 22%

3 Toàn thể học sinh 7 7% 21 11%

4 Gia đình học sinh 5 5% 9 5%

5 Các tổ chức xã hội (Đảng, chính quyền,..) 5 5% 4 2%

6 Tất cả mọi người và mọi tổ chức 98 100% 86 46%

Đối với đối tượng là cán bộ thì 100% cho rằng xây dựng THTT là nhiệm vụ của tất cả mọi người và mọi tổ chức, chiếm gần như đa số; nhiệm

đồng; còn lại là dành cho thầy cô giáo trong trường, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội. Trong khi đó, đối với phiếu điều tra từ các em học sinh, kết quả 86 phiếu điều tra, tương đương với 46% cho rằng nhiệm vụ xây dựng THTT là của tất cả mọi người; 5% tương đương với 9 phiếu trả lời dành cho gia đình học sinh; nhiệm vụ của thầy cô giáo trong trường chiếm 22%; tiếp theo là của Ban Giám hiệu với 40 ý kiến đồng tình, chiếm 14%. Các em cũng cho rằng, nhiệm vụ xây dựng THTT cũng là nhiệm vụ của chính các em với 21 ý kiến đồng tình, chiếm 11%; còn lại là của các lực lượng khác.

Bên cạnh đó, với sự hiểu biết về các lực lượng đóng vai trò chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức, thực hiện và vai trò phối hợp, đối với đối tượng cán bộ 89% tương đương với 112 ý kiến tán đồng cho rằng Hiệu trưởng, hiệu phó (Ban giám hiệu) chính là lực lượng lãnh đạo (cao nhất trong số ý kiến tán đồng). 60% cho rằng Bí thư Chi bộ Nhà trường giữ vai trò lãnh đạo; 43% là dành cho Chủ tịch UBND Quận, Huyện; 36% cho rằng Phòng Giáo dục có vai trò lãnh đạo. Trong khi đó, ý kiến tán đồng đối với vai trò lãnh đạo của các em học sinh dành cho Hiệu trưởng, hiệu phó (Ban Giám hiệu) là 98% (rất tin tưởng); 94% cho rằng vai trò đó là của Bí thư chi bộ; 88% dành cho Đoàn thanh niên; 85% dành cho các tổ chức Nhà nước; 61% dành cho các tổ chức quần chúng. Ngoài ra, đối với lực lượng phối hợp, 100% cán bộ đánh giá cao là gia đình, 95% dành cho bí thư đoàn thanh niên, 94% là các tổ chức quần chúng. Các em học sinh thì cho rằng Các cơ quan thông tin tuyên truyền chính là lực lượng phối hợp (87% ý kiến tán đồng). Các em cũng tin tưởng rằng, gia đình chính là lực lượng phối hợp trong xây dựng THTT.

Có thể nói rằng, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về xây dựng THTT khá tốt, các lực lượng đều hiểu khá đúng về mục tiêu và yêu cầu của xây dựng trường học thân thiện, sự cần thiết ở mức độ nào và lý do tại sao lại cần thiết như vậy. Theo số liệu thống kê thu được, phần lớn ý kiến khảo sát đều cho rằng, việc xây dựng trường học thân thiện sẽ đem lại

một môi trường giáo dục an toàn, bình đẳng, lành mạnh, tạo hứng thú cho thày và trò. Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu chưa đúng về mục tiêu, vai trò của các lực lượng trong xây dựng THTT. Một số học sinh, thậm chí là cán bộ còn có thái độ bàng quan, thờ ơ với xây dựng THTT (thể hiện ở việc không đọc kỹ phiếu điều tra, không điền thông tin và trả lại cho chúng tôi hoặc điền thông tin lấy lệ gây một số thông tin nhiễu).

Bảng 2.4: Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về vai trò quản lý và phối hợp đối với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng.

TT Các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng

Lực lƣợng phối hợp Lực lƣợng lãnh đạo Cán bộ Học sinh Cán bộ Học sinh

SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Hiệu trưởng và Hiệu phó (Ban Giám hiệu) 14 11% 3 2% 112 89% 183 98%

2 Bí thư Chi bộ Nhà trường 51 40% 12 6% 75 60% 174 94%

3 Bí thư Đoàn Thanh niên trong trường 120 95% 23 12% 6 5% 163 88%

4 Phụ trách Phòng Giáo

dục 81 64% 87 47% 45 36% 99 53%

5 Chủ tịch UBND (Xã, Quận, Huyện) 72 57% 60 32% 54 43% 126 68%

6 Các tổ chức Nhà nước (Đảng, Công an,…) 101 80% 28 15% 25 20% 158 85%

7 Các tổ chức quần chúng 118 94% 72 39% 8 6% 114 61% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Các cơ quan thông tin tuyên truyền (VHTT,…) 111 88% 161 87% 15 12% 25 13%

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy, đa số cán bộ và học sinh đều khẳng định nhà trường (Hiệu trưởng, BGH) phải là người chịu trách nhiệm quản lý tổ chức xây dựng THTT (89% cán bộ và 98% học sinh).

Những lực lượng cần phối hợp nhất phải là: gia đình (100%), tổ chức Đoàn, các tổ chức Đảng và chính quyền, các cơ quan thông tin, báo chí,..

2.4. Đánh giá hiệu quả những biện pháp và nội dung xây dựng THTT của các trƣờng THCS ở quận Đống Đa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 56)