Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 75)

mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT.

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp.

Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT dựa trên các cá nhân, tổ chức có vai trò lãnh

trong tổ chức, trên cơ sở đó, phát huy được vai trò lãnh đạo của các tố chức, cá nhân này giúp cho việc quản lý xây dựng trượng học thân thiện của Hiệu trưởng được thuận lợi, thống nhất, thông suốt, bám sát được mục tiêu, yêu cầu đề ra và đưa nhà trường phát triển.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp.

Việc lựa chọn các thành viên trong tổ chức chỉ đạo có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý xây dựng THTT. Tổ chức chỉ đạo được hình thành dựa trên những cá nhân, tổ chức có vị trí chủ chốt trong nhà trường. Tổ chức này ngoài việc chỉ đạo thì còn có vai trò tích cực trong việc tham mưu, hỗ trợ, tổ chức cho các thành viên trong nhà trường là cán bộ nhân viên, giáo viên, học sinh và giúp cho việc xây dựng THTT đi đúng hướng. Do vậy, nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng phải thành lập được tổ chức chỉ đạo này với phân công vai trò, trách nhiệm cụ thể, rõ ràng. Có như vậy, mới giúp Hiệu trưởng thành công trong việc quản lý xây dựng THTT.

3.2.2.3. Cách thực hiện.

Hiệu trưởng có thể ngay từ đầu năm học, thành lập 1 Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo ngoài việc tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc lập kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT, còn góp phần chỉ đạo để việc xây dựng THTT được hiệu quả. Thành viên và bộ phận trong ban chỉ đạo sẽ được cụ thể hóa các hoạt động, trách nhiệm. Các thành viên sẽ cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và góp phần chỉ đạo cụ thể cho công tác hàng tháng, học kỳ và cả năm về việc quản lý xây dựng THTT. Ban này gồm các thành viên: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách đội, trưởng nhóm giáo viên chủ nhiệm với các phân công cụ thể như sau:

Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chung trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra các hoạt động của phong trào, chịu trách nhiệm về khâu xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp.

Phó hiệu trưởng chịu trách nhiệm về công tác chuyên môn, tổ chức các chuyên đề dạy học tích cực, phối hợp với các đoàn thể ở địa phương, chỉ đạo tổng phụ trách tổ chức các sân chơi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, .. đưa các trò chơi dân gian có tính giáo dục vào trong nhà trường, tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương.

Chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm xây dựng các quy chế ứng xử giữa giáo viên với giáo viên , giữa giáo viên với học sinh trong nhà trường, phối hợp với chính quyền tăng cường vận động tham gia xây dựng THTT. Tổ chức tốt các phong trào, hoạt động giao lưu, nhằm chăm lo đời sống cán bộ nhân viên, tăng sự đoàn kết, tạo môi trường thân thiện trong nhà trường.

Tổng phụ trách đội chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giao lưu, vui chơi cho các em học sinh, chủ động đề xuất với lãnh đạo trong nhà trường các hoạt động mới của Đội nhằm tạo cho các em môi trường học tập thân thiện, giảm áp lực trong học tập,... giúp các em có môi trường học tập, vui chơi phong phú.

Trưởng nhóm giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm triển khai nội dung tới các giáo viên chủ nhiệm trong trường về phong trào xây dựng trường học thân thiên. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa nội dung công việc mà học sinh có thể tham gia thực hiện phong trào, phát động các cuộc thi đua trong lớp, hỗ trợ các em thực hiện được mục tiêu đề ra, đề nghị nhà trường tuyên dương, khen thưởng kịp thời.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 75)