Do thời gian có hạn, không thể tiến hành thực nghiệm theo một trình tự chặt chẽ có điều chỉnh, so sánh, đối chứng, nên chúng tôi chỉ tiến hành khảo nghiệm bước đầu đánh giá tính phù hợp và tính khả thi của 6 biện pháp đã rút ra từ quá trình nghiên cứu.
Chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đã nêu.
Qua trưng cầu ý kiến của 50 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên và 100 giáo viên của 21 trường THCS Quận Đống Đa, kết quả thu được như bảng sau:
Bảng 3.1: Kết quả kiểm chứng về mức độ quan trọng của các biện pháp quản lý xây dựng THTT của Hiệu trƣởng trƣờng THCS Quận Đống Đa.
STT Các biện pháp Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Xếp thứ bậc 1
Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng trường học thân thiện. 126 0 0 1 100% 0% 0% 2 Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng trường học thân thiện. 105 12 9 4 83% 10% 7% 3 Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt (giáo viên và cộng tác viên và bồi dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho họ.
117 9 0
2
93% 7% 0%
4
Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, nội dung, hoạt động xây dựng trường học thân thiện.
126 0 0
1
100% 0% 0%
5
Tổ chức xây dựng điển hình và tạo dư luận xã hội ủng hộ, tham gia vào xây dựng trường học thân thiện.
113 9 4
3
90% 7% 3%
6
Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện (nhân lực và vật lực).
102 19 5
5
Với kết quả như bảng 3.1, chúng ta có thể thấy, cả 6 biện pháp đều quan trọng, tuy nhiên trong đó có 5 biện pháp rất quan trọng chiếm trên 90% ý kiến của số người hỏi. Thứ tự quan trọng của các biện pháp như sau:
- Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT.
- Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, nội dung, hoạt động xây dựng THTT.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt (giáo viên và cộng tác viên) và bồi dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho họ.
- Tổ chức xây dựng điển hình và tạo dư luận xã hội ủng hộ, tham gia vào xây dựng THTT.
- Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT.
- Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực).
Bảng 3.2: Kết quả kiểm chứng tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý xây dựng THTT của Hiệu trƣởng trƣờng THCS Đống Đa.
STT Các biện pháp Mức độ cấp thiết, khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1
Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng trường học thân thiện.
126 0 0 122 4 0
100% 0% 0% 97% 3% 0%
2
Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng trường học thân thiện. 102 18 6 74 39 13 81% 14% 5% 59% 31% 10% 3 Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt (giáo viên và 117 9 0 114 7 5
dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho họ.
4
Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, nội dung, hoạt động xây dựng trường học thân thiện.
126 0 0 125 1 0
100% 0% 0% 99% 1% 0%
5
Tổ chức xây dựng điển hình và tạo dư luận xã hội ủng hộ, tham gia vào xây dựng trường học thân thiện.
113 9 4 107 10 9
90% 7% 3% 85% 8% 7%
6
Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng trường học thân thiện (nhân lực và vật lực)
105 12 9 92 21 13
83% 10% 7% 73% 17% 10%
Bảng 3.2 cho thấy: Tất cả các biện pháp đều được hầu hết các đối tượng điều tra đánh giá là có tính cấp thiết và tính khả thi cao.
Về tính cấp thiết:
- Biện pháp có tính cấp thiết cao nhất là biện pháp 1 và biện pháp 4: “Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT” và “Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu, nội dung, hoạt động xây dựng THTT.”
- Biện pháp có tính cấp thiết thấp nhất là: “Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT”. Bám theo sát là biện pháp “Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực)”
Về tính khả thi:
- Biện pháp có tính khả thi cao nhất là biện pháp 4: “Tổ chức bồi dưỡng, tuyên truyền cho thầy trò và các lực lượng xã hội tham gia về mục tiêu,
nội dung, hoạt động xây dựng THTT.” với tỉ lệ 99%, bám theo sát là biện pháp 1: “Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT” với tỉ lệ 97%, có thể thấy rằng 2 biện pháp này cũng là 2 biện pháp mang tính cấp thiết cao nhất..
- Biện pháp có tính khả thi thấp nhất là biện pháp 2: “Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT” đạt 59%.
Đánh giá chung:
Sau khi khảo sát, chúng ta có thể thấy, có sự đồng thuận về tầm quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi của 6 biện pháp. Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng, vẫn còn khoảng hơn 2% ý kiến không cho rằng các biện pháp là cấp thiết, 4% ý kiến không cho rằng các biện pháp là khả thi.
Kết luận chƣơng 3:
Trên cơ sở lý luận quản lý và khảo nghiệm thực tiễn với phân tích thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng trường THCS Quận Đống Đa, cùng với sự tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn, với đề tài “Biện pháp quản lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng trường THCS Quận Đống Đa, Hà Nội”, tôi đã đề xuất 6 biện pháp dành cho Hiệu trưởng trường THCS.
Sáu biện pháp có tên như sau:
- Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT.
- Hình thành một tổ chức chỉ đạo các nội dung hoạt động trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu xây dựng THTT.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ nòng cốt (giáo viên và các cộng tác viên) và bồi dưỡng trình độ quản lý sư phạm cho họ.
- Tổ chức xây dựng điển hình và tạo dư luận xã hội ủng hộ, tham gia vào xây dựng THTT.
- Kế hoạch hóa việc sử dụng tiềm năng của xã hội trong quá trình thực hiện xây dựng THTT (nhân lực và vật lực).
Với tỉ lệ trung bình 91,3% cho rằng các biện pháp mang tính cấp thiết và 84% cho rằng: khả thi, bên cạnh đó, có rất nhiều biện pháp đạt được sự tán đồng và nhất trí 100%, có thể nói, với tỉ lệ như vậy, tác giả tin rằng, đây là cơ sở góp phần giúp các trường THCS trên địa bàn Quận Đống Đa nói chung và các Hiệu trưởng trường THCS trên địa bàn Quận nói riêng thực hiện có hiệu quả việc xây dựng cũng như quản lý việc xây dựng THTT.
Mỗi biện pháp nhằm giải quyết một mâu thuẫn của thực tiễn và chúng có quan hệ với nhau. Biện pháp quản lý là những hoạt động quản lý nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện các nhiệm vụ quản lý và đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu, nhược điểm nhất định trong từng thời điểm khác nhau. Do đó, các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách linh hoạt, liều lượng cần thiết để mang lại hiệu quả cao nhất.