Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý của hiệu trƣởng trong việc xây dựng THTT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 38)

sinh tích cực” cho toàn trường, phù hợp với các khối lớp, có phân công thực hiện phù hợp với chức năng nhiệm vụ của các cá nhân, tổ chức trong nhà trường (giáo viên chủ nhiệm lớp, các bộ môn, Đội, Đoàn,..). - Hiệu trưởng phải chỉ đạo thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đánh giá,

trình kiến kinh nghiệm, tạo dựng một phong trào thi đua liên tục. Có như vậy, việc xây dựng THTT mới được liên tục, hiệu quả và có ý nghĩa.

- Hiệu trưởng đóng vai trò quan trọng nhất trong xây dựng THTT. Việc xây dựng THTT có hiệu quả, thành công hay không là nhờ vào Hiệu trưởng. Hiệu trưởng sẽ là người tổ chức, quản lý, phát huy tiềm năng của nhà trường và xã hội, làm thế nào để học sinh thấy được sự tôn trọng, được đón tiếp, tìm được đặc điểm của học trò để có ứng xử, đối xử công bằng.

1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc quản lý của hiệu trƣởng trong việc xây dựng THTT xây dựng THTT

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc quản lý của hiệu trưởng trong việc xây dựng THTT đó là điều kiện văn hóa xã hội. Tác động của điều kiện văn hóa xã hội bao gồm như cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, tác động lối sống…. Văn hóa xã hội luôn được xã hội quan tâm bới nó là nhân tố hết sức quan trọng và tích cực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, đánh giá chất lượng và vai trò của nền giáo dục mỗi quốc gia từ ngàn xưa đến nay.

Văn hóa xã hội có mối quan hệ sâu sắc giữa các cá nhân và xã hội mỗi cá nhân có thể góp phần làm rạng danh cho một ngôi trường. Nhưng một hành vi thiếu văn hóa nghiêm trọng của một cá nhân thì có thể làm tổn hại đến uy tín, danh dự của một nhà trường. Mỗi người tốt việc tốt là một bông hoa, cả nhà trường sẽ là một vườn hoa đẹp. Lịch sử nền giáo dục nước ta luôn quan tâm xây dựng và đánh giá cao văn hóa học đường và ngày nay vẫn được kế tục và phát huy. Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đề cao vai trò vị trí người thầy. “Tiên học lễ - Hậu học văn” là khẩu hiệu được viết trang trọng trong các nhà trường là nhằm tôn vinh văn hóa học đường. Cốt lõi của văn hóa học đường theo tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm giáo dục toàn diện. làm người luôn coi trọng cả “đức” và “tài” cũng chính là mỗi quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách con người mới.

Học sinh được tiếp cận nhiều kênh thông tin hết sức phong phú và đa dạng, được tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục nên điều kiện của các em trong học lý thuyết cũng như thực hành được tốt hơn. Có một thực tế không ai có thể phủ nhận: ngày nay các em có tri thức rộng hơn, tư duy năng động, sáng tạo hơn; đại đa số các em ham mê tìm hiểu khám phá những thành tựu khoa học mà kinh tế tri thức đã mang đến cho con người trên toàn thế giới và

lĩnh vực. Hàng năm, nước ta tổ chức nhiều lễ tôn vinh những tài năng trẻ sáng tạo, những cuộc thi mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế và khu vực cho thấy được sự cần thiết của sự quảng bá kết quả, thành tựu mà văn hóa xã hội mang lại cho nền giáo dục nước nhà nhiều kỳ vọng trong tương lai.

Đảng và nhà nước chúng ta luôn có những chủ trương chính sách quan trọng nhằm xây dựng một nền văn hóa xã hội cách mạng, đại chúng và tiên tiến, bằng việc tạo ra cho học sinh nhiều sân chơi những hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, quan tâm đầu tư xây dựng cảnh quan môi trường khang trang, sạch đẹp để tạo cho học sinh môi trường ngày càng tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu và hưởng thụ các giá trị văn hóa đích thực, lành mạnh, bổ ích.

Bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang tác động hàng ngày, hàng giờ đến học sinh với nhiều chiều hướng khá phức tạp. Một bộ phận học sinh đã không tự chủ, kiềm chế được bản thân dẫn đến hành vi lệch chuẩn, nghiêng sang khía cạnh tiêu cực, thậm chí sa ngã. Không kể hết ra được những hiện tượng chạy theo chủ nghĩa thực dụng, bị đồng tiền lôi kéo, chi phối là tương đối rõ nét. Hiện tượng ăn chơi, hưởng thụ, đua đòi lao động thiếu định hướng giáo dục, phản cảm tương đối rõ nét và phổ biến. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực trạng đang có nguy cơ lấn áp các chuẩn mực văn hóa học đường mà thế hệ cha anh đã gầy dựng. Khi thông tin đã đa dạng, phong phú, rất kịp thời và nhiều chiều giúp các nhà quản lý giáo dục và cả xã hội biết rất rõ về thực trạng văn hóa học đường. tuy nhiên, vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất là đánh giá, xử lý những thông tin đó phải hết sức khoa học và biện chứng.

Nếu chúng ta chỉ thấy thành tựu phát triển KTXH mà chủ quan, bàng quan với những ảnh hưởng tiêu cực hoặc ngược lại, chỉ nhìn hiện tượng tiêu

cực quy chụp, bi quan, nóng vội đều không đúng. Chúng ta phải nỗ lực cố gắng phát huy tốt những thành quả mà văn hóa xã hội mang đến. Đồng thời đề cao trách nhiệm, khắc phục có hiệu quả những yếu kém tồn tại đang xẩy ra trong trường học mà mình quản lý mới là điều đáng quan tâm. Đối với cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, dựa vào điều kiện văn hóa xã hội để có những biện pháp triển khai quản lý xây dựng THTT có hiệu quả, phù hợp với tình hình và thực trạng các cơ sở giáo dục.

Văn hóa học đường là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực. Nó là văn minh, văn hóa của một nhà trường, của một nền giáo dục. Chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng dân chủ và văn minh trong bối cảnh giao lưu văn hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa. Trong xu thế đó, văn hóa học đường nếu cô lập, tách biệt bảo thủ là chúng ta sẽ tụt hậu. Cơ hội phát triển chỉ dành cho dân tộc nào trên cơ sở bản lĩnh văn hóa học đường của dân tộc mình. Nhanh chóng năm bắt và xử lý đúng đắn các thông tin mà sự tiến bộ của các ngành khoa học, trong đó có khoa học giáo dục mang đến. Cơ hội phát triển tiến bộ cho ta nhiều hơn, nhưng thách thức cũng nhiều hơn và phức tạp hơn. Nếu những sai lệch xã hội của HS-SV không được chấn chỉnh dập tắt kịp thời, rất có thể trở thành thảm kịch đối với xã hội đang phát triển. Những sai lệch trong nhóm nhỏ có thể lan rộng, trở thành một mồi lửa thiêu trụi nhiều giá trị truyền thống.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)