Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 73)

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp.

Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT có vai trò hết sức quan trọng. Kế hoạch và quy trình tốt, đảm bảo sự thành công càng cao. Đó chính là việc xây dựng bản kế hoạch mà nội dung thể hiện những việc làm trực tiếp góp phần cho việc thực hiện, bên cạnh đó là cách thức thực hiện và trình tự thực hiện nội dung đó. Xây dựng kế hoạch và quy trình quản lý xây dựng THTT phải thể hiện rõ sự chỉ đạo, định hướng của cấp trên nhưng đồng thời phải thể hiện được rõ những đặc trưng của đơn vị giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ nhân viên, học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường, giúp cho việc quản lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng đạt được thành công.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp.

Kế hoạch và quy trình phải được xây dựng dựa trên cơ sở thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng trong các tổ, khối chuyên môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trên cơ sở phát huy cao tính dân chủ. Hiệu trưởng có thể thu thập các ý kiến này thông qua việc tổ chức họp với toàn thể cán bộ, giáo viên trong

quy trình tuyệt đối không thể là ý kiến chủ quan của một vài cá nhân có vị trí chủ chốt trong nhà trường. Nếu kế hoạch thể hiện thiện chí của tập thể, thì mỗi cá nhân trong tập thể sẽ thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện kế hoạch, sự tự giác sẽ cao hơn rất nhiều và đó là điều đáng quan tâm trong thực hiện xây dựng THTT. Hiệu trưởng sẽ là người chỉ đạo xác định hệ thống những giá trị cần thiết đối với giáo viên, học sinh để đưa ra kế hoạch, triển khai hành động toàn trường. Hiệu trưởng là người xây dựng nội dung, chương trình, quy trình cụ thể hóa hành động, tạo ra sự nhất trí về nhận thức và hành động. Có như vậy mới tạo ra dư luận mạnh trong và ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, các đoàn thể trong nhà trường nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền để tích cực tham gia với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, lôi cuốn, góp phần xây dựng THTT thành công.

3.2.1.3. Cách thực hiện.

Hiệu trưởng cần nghiên cứu, nắm vững mục tiêu xây dựng THTT, khảo sát đánh giá tiềm năng trong và ngoài nhà trường để xây dựng kế hoạch nhằm phát huy mọi tiềm năng một cách hợp lý nhất.

Kế hoạch và quy trình được xây dựng dựa trên cơ sở thảo luận, bàn bạc trong nội bộ cán bộ, nhân viên trong nhà trường, trên cơ sở phát huy cao tính dân chủ.

Cụ thể hóa các hoạt động, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong cơ sở. Hiệu trưởng có thể ra quyết định thành lập 1 Ban, trong đó các thành viên sẽ cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, học kỳ và cả năm về việc quản lý xây dựng THTT. Mỗi thành viên trong ban sẽ được lập kế hoạch và quy trình nhằm xây dựng THTT với vai trò và trách nhiệm khác nhau, nhưng cùng phối hợp để hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm chung trong quản lý, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra các hoạt động của phong trào, chịu trách nhiệm về khâu xây

dựng cơ sở vật chất, cảnh quan trường lớp. Các vị trí khác như Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn,...sẽ chịu trách nhiệm do Hiệu trưởng phân công,.. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ là người triển khai nội dung xây dựng THTT tới các em học sinh trong lớp, cụ thể hóa nội dung công việc mà học viên có thể tham gia và thực hiện, phát động phong trào thi đua trong lớp, có các biện pháp để giúp đỡ các em học sinh thực hiện được mục tiêu đề ra, tự đánh giá được kết quả, tổ chức động viên, đề nghị nhà trường tuyên dương, khen thưởng học sinh kịp thời.

Cùng với chỉ đạo chuyên môn, Hiệu trưởng thường xuyên quán triệt, nhấn mạnh, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ nhân viên trong trường, đặc biệt là giáo viên. Hiệu trưởng trực tiếp, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo quản lý việc xây dựng THTT trong nhà trường, phối kết hợp với cấp Ủy, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, công đoàn, Đoàn thanh niên,..Đặc biệt, dành kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho quản lý công tác xây dựng THTT, đảm bảo thực hiện được kế hoạch và quy trình đề ra.

Có thể nói, quản lý xây dựng THTT của Hiệu trưởng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lập kế hoạch và quy trình. Kế hoạch và quy trình càng rõ ràng, cụ thể, có chỉ tiêu, thời gian thực hiện cụ thể để người tham gia có căn cứ mà thực hiện nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra và dựa vào đó có thể đánh giá được hiệu quả thực hiện dựa trên số đo về chất lượng và thời gian.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Quận Đống Đa - Hà Nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)