Tiến trình phát triển giáo dục THPT của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 38)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Tiến trình phát triển giáo dục THPT của tỉnh Lạng Sơn

Là một tỉnh miền núi phía Đông bắc Tổ quốc, Lạng Sơn đã trải qua khá nhiều khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục THPT, nhất là trong những năm tháng chiến tranh.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đội ngũ GV trong toàn tỉnh chỉ có khoảng 40 người, bao gồm tất cả các cấp học. Số đơn vị trường học ít ỏi, hệ đào tạo cao nhất chỉ có một trường Cao đẳng tiểu học Pháp Việt. Ngày 11/9/1945, trường Trung học Lạng Sơn được thành lập từ tiền thân là trường Cao đẳng tiểu học Pháp Việt cũ. Từ đó trở đi, hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh bước đầu được gây dựng và chú trọng phát triển. Đến giai đoạn 1961 - 1965, mỗi huyện trong tỉnh đã có một trường cấp III, phần nào đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc và yêu cầu đào tạo cán bộ cho tỉnh. Đến giai đoạn 1966-1975, bên cạnh việc duy trì tốt hệ thống các trường phổ thông trên, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã phát triển được một hệ thống các trường phổ thông lao động cấp huyện, các trường thanh niên dân tộc vừa học vừa làm ở một số huyện.

Sau khi chia tách tỉnh, quy mô ở các cấp học, trong đó có giáo dục phổ thông bước đầu được mở rộng. Hệ thống giáo dục THPT đã thu được những kết quả nhất định, thường xuyên duy trì tỷ lệ từ 18 đến 20% dân số đi học. Trong thời kì đổi mới, ngành giáo dục tỉnh chú ý nâng cao chất lượng giáo dục, chống bỏ học, chống lưu ban ở bậc phổ thông. Chất lượng đại trà được giữ vững, hệ thống trường chuyên, lớp chọn được đầu được xây dựng và khẳng định được vị trí “mũi nhọn” của ngành giáo dục toàn tỉnh.

Đến năm 2000, được sự chỉ đạo và quan tâm của Đảng, Nhà nước và cơ quan lãnh đạo tỉnh, hệ thống giáo dục THPT được phát triển mạnh hơn, mỗi huyện đã có từ 1 đến 2 trường THPT, các huyện vùng cao đều có trường phổ thông dân tộc nội trú; chất lượng giáo dục ổn định và có những chuyển biến tích cực. Ở bậc THPT có 85% HS xếp loại văn hóa từ trung bình trở lên. Số HS đạt giải Quốc gia trong giai đoạn 1993 - 2000 là 29 giải, số HS tốt nghiệp

thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước vào khoảng 1.300 HS.

Đến hết năm 2010, tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch giáo dục và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, mạng lưới trường THPT trong toàn tỉnh đã mở rộng lên 25 trường, 12 trung tâm Giáo dục thường xuyên và Kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Chất lượng giáo dục THPT ngày càng được nâng cao, học kì I của năm học 2010 - 2011 toàn tỉnh đạt trên 81% HS có học lực trung bình trở lên, 99% HS có hạnh kiểm trung bình trở lên. Những năm gần đây, số lượng HS đạt giải Quốc gia hằng năm luôn ổn định từ 20 đến 40 giải.

Những kết quả trên của bậc THPT phần nào thể hiện sự nỗ lực không ngừng của ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn trong việc khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học, cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục của đồng bào các dân tộc tỉnh nhà.

2.3. Quá trình hình thành và phát triển trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn

Trường THPT chuyên Chu Văn An có tiền thân là lớp Toán đặc biệt, sau này là lớp chuyên Văn và chuyên Toán nằm trong biên chế của trường THPT Việt Bắc. Ngày 29 tháng 7 năm 1988, UBND tỉnh Lạng Sơn ra quyết định số 310/UB-QĐ về việc tách các lớp chuyên Văn, chuyên Toán trường THPT Việt Bắc thành lập trường THPT chuyên Lạng Sơn. Đến năm 1998, sau mười năm thành lập, trường được đổi tên thành trường THPT Chu Văn An và đến năm 2009, trường được đổi tên là trường THPT chuyên Chu Văn An - Lạng Sơn.

2.3.1. Học sinh

Từ những năm đầu thành lập nhà trường chỉ có 06 lớp, mỗi khối 02 lớp: 01 lớp chuyên Văn và 01 lớp chuyên Toán với tổng số HS của trường chỉ

có 139 HS đa số là HS thị xã, HS huyện mới chỉ có một số ít, chủ yếu là các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc.

Sau này trường có thêm mỗi khối 02 lớp chuyên Toán và 01 lớp chuyên Văn, đến nay nhà trường đã có 26 lớp với 06 môn chuyên, tổng số HS trong năm học 2010 - 2011 là 966 HS. Trường đã đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa. Tính đến nay, trường THPT chuyên Chu Văn An Lạng Sơn có 300 HS đạt giải HSG cấp Quốc gia, cấp khu vực, có hơn 1.500 HS đạt giải cấp tỉnh. Tỉ lệ HS khá giỏi trong các năm học của trường chiếm khoảng 80%, xếp loại hạnh kiểm tốt đạt trên 98%. Tỉ lệ tốt nghiệp khối 12 liên tục đạt 100%, tỉ lệ HS đỗ đại học, cao đẳng từ 85% đến 90%. Trong ba năm trở lại đây, trong 200 trường có điểm thi đại học cao của cả nước thứ bậc của nhà trường liên tục được cải thiện (72 - 67- 62).

Các em HS của nhà trường luôn nỗ lực đạt kết quả học tập tốt và tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào thi đua, văn nghệ, thể thao... do các cấp, ngành, địa phương và nhà trường phát động với những thành tích đáng kể.

2.3.2. Đội ngũ

Là trường chuyên của một tỉnh miền núi phía Bắc với 2/3 số huyện thuộc vùng cao, trình dộ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế còn khó khăn nhưng hơn 20 năm qua, dưới sự quan tâm của các cấp chính quyền trong tỉnh, sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lạng Sơn, đặc biệt là sự yêu nghề, tận tụy với nghề của các thày cô giáo, sự nỗ lực vượt khó khăn của cán bộ nhân viên, nhà trường đã từng bước trưởng thành.

Những ngày mới tách từ trường THPT Việt Bắc, nhà trường chỉ có gần hai mươi thày cô giáo giảng dạy tất cả các bộ môn. Cho tới nay, đội ngũ GV của nhà trường đã tăng lên 90 cán bộ GV và nhân viên. Trong đó có: 01 tiến sĩ, 20 thạc sĩ các chuyên ngành và quản lý giáo dục. Trong thời gian gần đây, để hoàn thành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển trường THPT chuyên của tỉnh, trình độ đào tạo của các cán bộ GV trong nhà trường ngày càng được

chú ý bồi dưỡng nâng cao. Đội ngũ GV của nhà trường đa số là GV cốt cán các bộ môn của tỉnh Lạng Sơn.

Với đội ngũ GV ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, nhà trường luôn chú trọng nâng cao kết quả giảng dạy, nâng cao chất lượng giải tại các kì thi HSG các cấp. Mở rộng hợp tác liên kết đào tạo với các trường chuyên khác trong khu vực, các tổ chức giáo dục, các tổ chức xã hội... nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất.

2.3.3. Cơ sở vật chất

Thời gian đầu sau khi tách ra từ trường THPT Việt Bắc năm 1988, địa điểm dạy và học của thày cô và HS nhà trường là khu phòng học cấp bốn cũ của trường THPT Việt Bắc với số lượng phòng học ít ỏi, không có các phòng chức năng, hành chính và phòng hoạt động chuyên môn. Trong thời gian đó, thày và trò nhà trường đã nỗ lực vượt khó để đạt được những thành tích đáng ghi nhận.

Năm 1995, được sự quan tâm, đầu tư của UBND tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan hữu quan, ngôi trường đã được xây dựng mới hoàn toàn tại địa điểm số 02 đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh với một khu phòng học 3 tầng gồm 10 phòng học, 3 phòng chức năng và khu văn phòng. Sau 3 năm, nhân kỉ niệm 10 năm thành lập, nhà trường được tu sửa bổ sung, xây dựng thêm 5 phòng học mới. Từ đó cho tới nay, nhà trường đã nhiều lần nhận được sự đầu từ nâng cấp cơ sở vật chất như: tu sửa khu phòng học, hành chính, lắp ráp thêm thiết bị tại các phòng chức năng bộ môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, đặc biệt là hoàn thiện 2 phòng học bộ môn Tin học có chất lượng tốt. Năm 2009, nhà trường được UBND tỉnh tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một khu phòng học và văn phòng mới để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tại nhà trường. Đầu năm 2011, Kế hoạch thực hiện đề án phát triển trường THPT chuyên của tỉnh Lạng Sơn đã chính thức được lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt và từng bước cụ thể hóa. Đề án sẽ mở rộng, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ

công tác dạy và học của nhà trường với số vốn đầu tư trên 100 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, nhà trường sẽ có một cơ sở mới khang trang, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn... góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường và toàn tỉnh.

Từ khi thành lập cho tới nay, nhà trường thường xuyên nhận được các hình thức khen thưởng của các cấp, các ngành ghi nhận những thành tích đáng tự hào của GV và HS nhà trường. Năm học 1998 - 1999, nhà được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Từ năm học 2006 - 2007 đến nay, nhà trường được nhận cờ thi đua của UBND tỉnh Lạng Sơn, là đơn vị dẫn đầu khối thi đua các trường THPT trong toàn tỉnh. Năm học 2009 - 2010, nhà trường được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

2.3.4. Nhận định về điểm mạnh, một số hạn chế của trường THPT chuyên Chu Văn An Văn An

2.3.4.1. Nhận định về điểm mạnh của trường THPT chuyên Chu Văn An

Ban giám hiệu có tầm nhìn chiến lược, có phương pháp làm việc khoa học sáng tạo; có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mang tính khả thi, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Công tác triển khai đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Vì thế, tạo được sự tin tưởng đối với cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường.

Đội ngũ GV, nhân viên nhiệt tình, có trách nhiệm, tận tụy trong công việc, gắn bó với nhà trường. Phần lớn GV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng được yêu cầu dạy các môn chuyên và các môn học khác. Đội ngũ tổ trưởng, tổ phó là GV giỏi, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.

Cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tự giác trong công việc. Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ, nâng cao chất lượng đội ngũ: cử GV hướng dẫn GV tập sự, đi học sau đại học nâng cao

trình độ, tham gia các lớp tập huấn chuyên môn, các hoạt động giáo dục ở trong và ngoài nước; thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; tập trung nguồn lực thực hiện tốt công tác đổi mới quản lý HS nội trú, HS dân tộc; thực hiện giáo dục toàn diện.

Học sinh của nhà trường được tuyển chọn. Phần lớn học sinh có ý thức đạo đức tốt, chăm chỉ và có ý thức vươn lên trong học tập.

2.3.4.2. Nhận định về một số hạn chế của trường THPT chuyên Chu Văn An

Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học của trường còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu khoa học của GV và HS. Hiện tại nhà trường còn thiếu các thiết bị phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học; thư viện điện tử, phòng truyền thống, nhà công vụ cho GV; khu vực hoạt động thể dục thể thao; khu sinh hoạt của HS nội trú còn thiếu.

Tỷ lệ GV có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, GV đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ chưa cao, GV có khả năng sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp còn thấp.

Chất lượng giáo dục toàn diện còn hạn chế, tỷ lệ HSG toàn diện chưa cao (năm học 2009 - 2010 đạt 10,8%) do một số nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do cách kiểm tra, đánh giá của giáo viên đối với các môn không chuyên, phần lớn HS chỉ chú trọng học các môn thi theo khối thi đại học.

Trình độ ngoại ngữ và tin học thực hành của HS chưa thành thạo.

Quan hệ hợp tác với các cơ sở giáo dục trong nước, khu vực và trên thế giới còn hạn chế nên đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ gặp nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục môn chuyên thiếu tính ổn định, kết quả thi chọn HSG quốc gia còn thấp ở một số môn.

2.3.5. Nguyên nhân

Hệ thống các phòng học bộ môn, phòng chức năng; tài liệu và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại chưa được đầu tư thích đáng nên năng lực thực hành, nghiên cứu khoa học của GV và HS còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

Đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục đã được quan tâm, tăng cường, song còn một bộ phận GV chưa có ý chí phấn đấu, hạn chế về năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Về hợp tác, trao đổi với các trường chuyên, các trường đại học về công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng HSG tuy đã được chú trọng nhưng còn hạn chế, đặc biệt là trao đổi thông tin, hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lí, GV và HS.

Cơ chế tuyển sinh, đãi ngộ cho HS chưa phù hợp. Chế độ học bổng khuyến khích HSG toàn diện và HS đạt giải cấp Quốc gia còn hạn chế; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt ở nội trú còn thiếu thốn khiến nhiều HSG ở huyện khó có điều kiện theo học tại trường.

2.4. Thực trạng về quản lý công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi của trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn

2.4.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Hằng năm, nhà trường tổ chức đội tuyển của 9 bộ môn: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Mỗi đội tuyển gồm 15 đến 20 HS. Trong đó, lớp 10 tổ chức đội tuyển của 7 bộ môn là Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn. Các đội tuyển này được bồi dưỡng để tham gia kỳ thi Olympic Trại hè Hùng Vương của 15 trường chuyên các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vào đầu tháng 8 của mỗi năm học. Lớp 11 và 12, nhà trường tổ chức đội tuyển của 9 bộ môn trên thi HSG cấp tỉnh và cấp Quốc gia.

Hiện nay, nhà trường có 72 GV. Số GV có năng lực dạy chuyên và bồi dưỡng các đội tuyển HSG là 25 GV chiếm 34,7% tổng số GV.

Nhà trường giao cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn lên kế hoạch về nội dung và chương trình giảng dạy. Trong kế hoạch gồm có thời lượng bồi dưỡng, phân công GV giảng dạy, nội dung bồi dưỡng. Sau đó, các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận và thống nhất nội dung, chương trình giảng dạy. Tất cả các nội dung của chương trình bồi dưỡng đều bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao và cấu trúc đề thi HSG của từng bộ môn.

Cuối cùng, lãnh đạo nhà trường duyệt kế hoạch của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Các kế hoạch được thông báo trên bảng thực hiện chuyên môn của nhà trường và phát đến từng GV giảng dạy để thực hiện.

2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi

Khi HS được tuyển chọn vào lớp 10, nhà trường đã có định hướng cho HS ở các lớp chuyên tham gia vào đội tuyển. Trong quá trình giảng dạy, GV phát hiện, tuyển chọn những HS có năng khiếu, say mê môn học và có điểm trung bình của môn chuyên từ 7,5 trở lên tham gia vào đội tuyển. Ngoài các lớp chuyên, có một số HS các lớp không chuyên tham gia các đội tuyển HSG, chủ yếu là các môn mà nhà trường không có lớp chuyên: Lịch sử, Địa lý và

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)