8. Cấu trúc luận văn
2.5.5. Bài học kinh nghiệm
Trước hết, lãnh đạo các nhà trường luôn quan tâm đến công tác chất lượng mũi nhọn, có những cơ chế chính sách động viên các thày cô giáo giỏi. Thứ hai, là GV sớm phát hiện HS có năng khiếu, tâm huyết, biết khơi lên niềm đam mê và nguồn sáng tạo ở HS; GV phải giỏi về chuyên môn, có phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và phát triển được tư duy của học sinh; bản thân HS có được sự yêu thích môn học, say sưa, quyết tâm tìm tòi, có ý chí chinh phục đỉnh cao. Thứ ba, là phải tạo được sự đồng thuận, sự chăm lo động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của các cấp, các ngành, các tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu thực trạng về quản lý công tác bồi dưỡng HSG trường THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn. Đứng trước yêu cầu đổi mới về giáo dục trong việc đào tạo nhân tài đáp ứng sự phát triển của đất nước, việc thực hiện mục tiêu của hệ thống trường chuyên và định hướng phát triển nhà trường trong giai đoạn 2010 - 2020, vấn đề quản lý bồi dưỡng HSG vẫn còn có một số bất cập nên cần thiết có các biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý công tác bồi dưỡng HSG của nhà trường.
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN, LẠNG SƠN
3.1. Định hƣớng phát triển trƣờng THPT chuyên Chu Văn An từ năm 2011 - 2020
Xây dựng Trường THPT Chuyên Chu Văn An thành một cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, là hình mẫu của các trường THPT trong toàn tỉnh.
Từ năm học 2010 - 2011 nhà trường tuyển thêm 02 lớp chuyên (chuyên Toán và chuyên Hóa học), nâng quy mô từ 24 lớp cho 6 môn chuyên ở 3 khối với tổng số HS là 897 em lên 26 lớp với tổng số 966 HS. Tiếp tục mở rộng quy mô trường THPT chuyên đến năm 2015 và ổn định ở những năm tiếp theo với 27 lớp, khoảng 945 HS; trong đó có 24 lớp chuyên với 840 HS, gồm các bộ môn chuyên: Ngữ văn, Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Tiếng Anh và Tiếng Trung và mỗi khối lớp có 01 lớp không chuyên với 35 HS/lớp.
Đến năm 2015 ổn định về cơ cấu, cán bộ quản lý: 4, GV: 88; nhân viên: 13. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, GV, phấn đấu đến năm 2015 cán bộ quản lý phải đảm bảo yêu cầu của trường THPT chuyên chất lượng cao: giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và ngoại ngữ, có năng lực truyền đạt, phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, khả năng tổ chức hướng dẫn HS tự học, làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý HS. Đến năm 2015, 50% GV có trình độ thạc sĩ (nâng dần tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ), 100% GV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp. Về cơ bản xây dựng hoàn thiện đội ngũ cốt cán của tất cả các môn học, đặc biệt là các môn chuyên. Phấn đấu đến năm 2020
có 3% cán bộ quản lý, GV có trình độ tiến sĩ, 70% có trình độ thạc sĩ và 40% cán bộ quản lý, GV sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy và giao tiếp.
Phấn đấu đến năm 2015 và những năm tiếp theo có: 100% HS xếp loại hạnh kiểm khá và tốt, 100% HS có sức khoẻ và năng lực ứng xử tốt, có ý thức công dân tốt, có khả năng làm việc theo nhóm và tự tin trong cuộc sống, giảm thiểu HS mắc các căn bệnh học đường; có ít nhất 50% HS xếp loại học lực giỏi, 70% HS khá - giỏi Tin học, 40% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít nhất 70% HS xếp loại học lực giỏi, 90% HS khá - giỏi Tin học, 60% đạt trình độ bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Hằng năm có ít nhất 50% số HS dự thi HSG cấp Quốc gia đạt giải. Tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường đại học đạt từ 85% trở lên.
Song song với việc giữ vững và phát triển tỷ lệ giáo dục mũi nhọn, nhà trường chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS toàn trường. Bởi đây cũng là mục tiêu cơ bản của ngành giáo dục nói chung. HSG một bộ môn nào đó cũng cần phải được phát triển về đức, trí, thể mỹ, về kĩ năng sống để tạo điều kiện cho các em có thể chung sống và khẳng định mình trong cuộc sống sau này.
3.2. Các nguyên tắc chọn lựa biện pháp
Để xây dựng được các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG đảm bảo những yêu cầu đổi mới giáo dục, chúng tôi dựa vào 4 nguyên tắc cơ bản, sẽ được lần lượt đề cập sau đây.
3.2.1. Tính kế thừa
Kế thừa là: “Sự thừa hưởng, giữ gìn và tiếp tục phát huy”. Ví dụ, kế thừa những di sản văn hóa của dân tộc [27, tr.486].
Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên chúng tôi đưa ra để làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp là phải đảm bảo tính kế thừa. Chúng ta không thể xây
dựng một biện pháp mới hoàn toàn khi chúng ta không quan tâm đến cái hiện có, mà phải nghiên cứu xem nó đang diễn ra như thế nào, cái nào còn tốt cần giữ gìn và phát huy, cái nào không phù hợp cần phải chỉnh sửa hoặc thay thế. Nói tóm lại, chúng ta cần xây dựng các biện pháp làm sao để khi áp dụng vào thực tế bảo đảm “ít bị xáo trộn nhất”.
Nguyên tắc tính kế thừa, thể hiện sự tôn trọng quá khứ, lịch sử, chỉ thay đổi những gì bất cập. Mặt khác, các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng vốn có của nhà trường, của xã hội; phát huy được ý thứ tự giác, năng lực tiềm ẩn của đội ngũ GV để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG các cấp.
3.2.2. Tính phù hợp
“Phù hợp có nghĩa là hợp với, ăn khớp nhau”, ví dụ hình thức phù hợp với nội dung, công tác phù hợp với khả năng [27, tr.788].
Chính sự kế thừa có chọn lọc cũng là một yêu cầu mang tính phù hợp. Mỗi biện pháp đưa ra chúng ta đều phải tính đến yếu tố có phù hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện có hay không. Một biện pháp dù hay đến mấy nhưng không phù hợp với hoàn cảnh thì mãi mãi chỉ tồn tại dưới dạng lý thuyết.
Do đó, tính phù hợp ở đây có nghĩa là biện pháp đưa ra phải là những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xu thế phát triển xã hội.
3.2.3. Tính hiệu quả
“Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại”. Ví dụ, hiệu quả kinh tế [27, tr.440].
Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt được kết quả như dự kiến và trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”. Biện pháp giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.
3.2.4. Tính thực tiễn
“Khả thi là có khả năng thực hiện được”. Ví dụ, một đề án có tính khả thi [27].
Như phân tích ở trên, một biện pháp đi vào cuộc sống thì phải có tính phù hợp, chính sự phù hợp đã đảm bảo tính khả thi.
Tuy nhiên, khi phân tích ở góc độ này có thể thấy rất phù hợp, song xét trên tổng thể thì lại bắt gặp các khó khăn khác. Nguyên nhân là do công tác phát triển đội ngũ GV phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan; không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực sư phạm mà còn phụ thuộc nguồn lực về tài chính, nguồn lực vật chất...
Giả sử một biện pháp được tập thể GV và nhà trường đánh giá cao là hiệu quả, là phù hợp, nhưng nếu không nhận được sự ủng hộ, sự đồng thuận của địa phương, của xã hội thì cũng khó có thể thực hiện được. Tính khả thi ở đây là biện pháp không bị các yếu tố chi phối nó ràng buộc ở mức độ cao.
Tóm lại, để chọn lựa được các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, cần phải căn cứ vào các nguyên tắc đã nêu trên đây. Không nên quá coi trọng nguyên tắc này hoặc ngược lại xem nhẹ nguyên tắc khác, tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, của địa phương, của xã hội linh hoạt trong việc phối hợp các nguyên tắc nhằm chọn lựa các biện pháp.
3.3. Các biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn
Trên cơ sở phân tích thực trạng về quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Chu Văn An và vận dụng lý luận liên quan đến những vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất 6 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Chu Văn An - Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
3.3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đối với các lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường sinh giỏi đối với các lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường
3.3.1.1. Ý nghĩa
Xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT chuyên có chất lượng cao để làm tốt nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG có chất lượng hiệu quả; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy, công tác bồi dưỡng HSG trong các trường THPT chuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng.
3.3.1.2. Nội dung
Nhà trường điều tra, khảo sát, đánh giá nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HG, từ đó lập kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ GV, nhân viên, HS và cộng đồng xã hội.
Đội ngũ cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, của nhà trường cần nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng HSG, từ đó có tầm nhìn và đề ra các kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất, tạo mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.
Toàn thể cán bộ GV, phụ huynh HS đặc biệt là GV được phân công bồi dưỡng đội tuyển phải hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: năng lực, tài năng, năng khiếu, thông minh, thiên tài... đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu. Từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp nuôi dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, toàn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức.
Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước, tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của phụ huynh, xã hội đối với nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG.
3.3.1.3. Tổ chức thực hiện
Nhà trường đưa nội dung bồi dưỡng HSG vào kế hoạch năm học, các tổ chuyên môn và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên mà cán bộ quản lý, GV và HS phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học.
Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG tại lớp, về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV. Biên soạn thành các kỷ yếu làm tài liệu tham khảo cho GV và HS.
Nội dung bồi dưỡng HSG được đưa vào các buổi họp Hội đồng giáo dục, Hội đồng GV chủ nhiệm, tổ chuyên môn theo định kỳ đặc biệt là trước và sau khi tổ chức và tham gia các kỳ thi chọn HSG. Nhà trường phân tích, đánh giá chất lượng kết quả của các môn dự thi từ đó GV nhận thức đúng về chất lượng bộ môn và có định hướng cải tiến phương pháp, nội dung giảng dạy, kết quả bồi dưỡng.
Nhà trường tổ chức gặp mặt phụ huynh có con, em tham gia các đội tuyển trước khi ôn luyện HSG để phụ huynh nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận với nhà trường. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổng kết và thông báo kết quả đến Ban đại diện cha mẹ HS và HS toàn trường.
Trong các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, nhà trường sơ kết thi đua trong đó có nội dung khen thưởng GV, HSG nhằm động viên, khích lệ kịp thời những GV, HS có thành tích về giảng dạy, học tập. Đồng thời phát động những đợt thi đua mới để hướng tới mục tiêu thày dạy tốt, trò học tốt trong các kỳ thi HSG.
3.3.2. Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học sinh giỏi
3.2.2.1. Ý nghĩa
Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy HSG là cần thiết và quan trọng. Cải tiến mục tiêu sẽ định hướng đúng đắn trong việc giáo dục HS theo hướng giáo dục năng khiếu theo lĩnh vực, giáo dục toàn diện. Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bồi dưỡng HSG.
3.2.2.2. Nội dung
* Cải tiến mục tiêu
Phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HSG là con em các dân tộc cho các xã, huyện có điều kiện kinh tế khó khăn giúp các xã, huyện nguồn nhân lực, nhân tài xây dựng quê hương.
* Cải tiến nội dung
Với đặc thù của trường chuyên, nội dung dạy học nên thực hiện linh hoạt, không cứng nhắc, nhằm đạt hiệu quả cao. Để HS được chuẩn bị tốt nhất khi tham gia các kì thi HSG, nhà trường phải đảm bảo cho các em được học đầy đủ những kiến thức nền tảng của chương trình giáo dục cơ bản và kiến thức nâng cao.
* Cải tiến phƣơng pháp
Bồi dưỡng HSG là một hoạt động giáo dục đặc biệt vì đối tượng, mục tiêu của quá trình đào tạo là HS năng khiếu và trình độ tri thức cao so với mặt
bằng. Do đó, phương pháp dạy học phải có tính chuyên biệt. Phương pháp giảng dạy cho đối tượng HSG cần đạt được những tiêu chí sau: phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của HS; bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo; phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời; nâng cao ý thức và khát vọng của HS về sự tự chịu